Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau thương vụ thâu tóm Uber, Giám đốc Grab Việt Nam lần đầu lên tiếng

(DS&PL) -

Giám đốc Grab Việt Nam khẳng định, việc Uber sáp nhập vào Grab minh chứng rằng Grab luôn giữ vững cam kết lâu dài của mình.

Giám đốc Grab Việt Nam khẳng định, việc Uber sáp nhập vào Grab minh chứng rằng Grab luôn giữ vững cam kết lâu dài của mình.

Vừa qua, ông Jerry Lim - Giám đốc Grab Việt Nam lần đầu lên tiếng giải đáp những thắc mắc sau thông tin Uber tại Đông Nam Á sáp nhập vào Grab.

Theo ông Jerry Lim, hiện đang có khá nhiều suy đoán và băn khoăn xung quanh việc sáp nhập toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á, bao gồm cả dịch vụ Uber Eats.

Cụ thể là khách hàng đang thắc mắc về ảnh hưởng của việc sáp nhập này đối với họ. Các đối tác tài xế, đặc biệt là những người chỉ đang hoạt động trên nền tảng ứng dụng Uber, có thể đang lo lắng về sinh kế của mình. Và ông này cho biết: "Tôi muốn giải đáp tất cả băn khoăn này".

Theo đó, Giám đốc Grab Việt Nam khẳng định, việc Uber sáp nhập vào Grab minh chứng rằng Grab luôn giữ vững cam kết lâu dài của mình. Grab cam kết tiếp tục mang dịch vụ kết nối di chuyển ngày càng hiệu quả và kiên trì với sứ mệnh góp phần cải thiện cuộc sống của người dân Đông Nam Á nói chung và người dân Việt Nam nói riêng. Đồng thời, Grab luôn "đặt khách hàng, đối tác tài xế và cộng đồng xã hội ở vị trí đầu tiên".

Giám đốc Grab Việt Nam lần đầu lên tiếng sau thương vụ Uber - Grab. Ảnh minh họa

Ông này cũng cho biết: Những đối tác tài xế hiện tại và đối tác mới sẽ có thể có thu nhập cao hơn nhờ nhận được nhiều yêu cầu đặt xe hơn, tỉ lệ kết nối với khách hàng cũng sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn trên một ứng dụng.

Về phía khách hàng, theo đại diện này, với việc có thêm nhiều đối tác tài xế tham gia vào nền tảng ứng dụng thì nhu cầu di chuyển của người dân sẽ dễ dàng được đáp ứng nhanh chóng hơn. Khách hàng sẽ được rút ngắn thời gian chờ xe, việc di chuyển cũng trở nên thuận tiện và tiết kiệm hơn trên một ứng dụng.

Xem thêm video:

[presscloud]1870[/presscloud]

Khi Uber công bố việc bán toàn bộ mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho Grab, trong đó có thị trường Việt Nam đã dấy lên một cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề thương vụ này có vi phạm luật Cạnh tranh hay không.

Ngay sau đó, cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng của bộ Công Thương đã có văn bản gửi công ty TNHH Grab Taxi.

Văn bản nêu: “Để có căn cứ xem xét, đánh giá việc mua lại theo quy định của pháp luật cạnh tranh, cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị doanh nghiệp phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc mua lại nêu trên và hợp đồng Grab mua lại Uber tại Đông Nam Á” và báo cáo trước ngày 3/4.

Yêu cầu này xuất phát từ quy định kiểm soát tập trung kinh tế (điều 3, chương II, luật Cạnh tranh). Hành vi "tập trung kinh tế" được quy định trong luật Cạnh tranh có hành vi “mua lại, sáp nhập doanh nghiệp”.

Vũ Đậu (T/h) 

Tin nổi bật