Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sáu "phép màu" giúp tìm nhanh máy bay mất tích

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Sau vụ MH370 mất tích, ngành hàng không thế giới cần áp dụng 6 biện pháp nhằm tránh lặp lại sự mất tích máy bay đầy bi thảm này.

(ĐSPL) – Sau vụ  MH370 mất tích, ngành hàng không thế giới cần áp dụng 6 biện pháp nhằm tránh lặp lại sự mất tích máy bay  đầy bi thảm này.


Thiết kế hộp đen kiểu mới
Theo BBC News, một chuyên gia hàng không cho rằng đã đến lúc phải nâng cấp "hộp đen".
“Trong 3 thập kỷ qua, hộp đen là thiết bị ghi dữ liệu quan trọng có thể được phục hồi và giúp các nhà điều tra xác định được điều gì đã xảy ra với chuyến bay”, Paul Beaver, giám đốc một công ty có trụ sở tại Anh cho biết.
Tuy nhiên, việc tìm kiếm  hộp đen của chiếc MH370 mất tích lại không hề dễ dàng. Trong một trường hợp khác, chiếc máy bay của chuyền bay mang số hiệu AF447 của Hãng hàng không Pháp rơi xuống vùng biển Đại Tây Dương vào năm 2009. Trong khi thi thể hành khách và các mảnh vỡ được phát hiện chỉ trong vài ngày thì hai năm sau, người ta mới có thể tìm thấy chiếc hộp đen của chiếc phi cơ gặp nạn, nằm ở độ sâu gần 5 km dưới đáy biển.
Vậy chiếc hộp đen nên được cải tiến như thế nào?
“Cả thân máy bay và hộp đen nên được gắn các bộ truyền tín hiệu riêng biệt, cho phép xác định vị trí của chúng trong phạm vi vài mét”, Beaver nói. Hộp đen sẽ được đặt trên hoặc xung quanh phần đuôi máy bay bởi đây là phần an toàn hơn nếu xảy ra sự cố.

Ngoài ra, giáo sư Mischa Dohler của trường Đại học London cũng đề xuất một cách khác là kéo dài tuổi thọ của pin. Thay vì phát ra tín hiệu trong mỗi giây, người ta có thể thiết kế sao cho trong 10 giây nó mới phát tín hiệu một lần. Như vậy, hộp đen có thể hoạt động trong gần một năm, thay vì một tháng như hiện nay.
Thiết bị truyền tin từ buồng lái
“Hiện tại, máy bay phục vụ nhiều dịch vụ cho hành khách như: truyền hình tương tác, phim ảnh, trò chơi, âm nhạc, internet. Bạn cũng có thể thực hiện các cuộc gọi vệ tinh từ chỗ ngồi. Điều đó có nghĩa rằng máy bay luôn được kết nối theo cách nào đó. Tại sao chúng ta không sử dụng một trong những kênh vệ tinh để định vị vị trí của bộ ghi âm thanh buồng lái CVR và bộ ghi dữ liệu máy bay FDR?”, David Cenciotti, làm việc tại trang web hàng không The Aviationist.com, cho biết.
Tuy nhiên, David thừa nhận rằng, giải pháp này rất tốn kém.
Thiết bị tự truyền tin khi bị kích động
Đây là ý tưởng được đưa ra sau vụ tai nạn của chiếc máy bay Airbus A330 của hãng hàng không Pháp năm 2009.

BEA-cơ quan điều tra các vụ tai nạn hàng không của Pháp- đã thành lập một đội điều tra về thiết bị giúp xác định các mảnh vỡ khi các vụ tai nạn xảy ra. Họ đã đề xuất việc chế tạo ra thiết bị có thể truyền thông tin khi điều gì bất thường xảy ra.
“Thiết bị này theo dõi các thông số của chuyến bay như độ cao, tốc độ,...Khi điều gì bất thường xảy ra, hệ thống sẽ gửi một tín hiệu cảnh báo xuống mặt đất”, Greaves giải thích.
Ngăn chặn phi công “tắt tín hiệu”
Nhà vận hành hệ thống vệ tinh Inmarsat đã tạo ra một thiết bị liên lạc mới dành cho máy bay có tên gọi SwiftBroadband. Nó có thể cung cấp thông tin về vị trí chính xác của chiếc máy bay ngay cả khi hệ thống liên lạc trong buồng lái bị tắt. Nó cũng có thể được sử dụng để tải các thông tin được lưu trữ trong hộp đen.
Sử dụng vệ tinh liên tục truyền hình ảnh máy bay trên các đại dương

Một loại vệ tinh sử dụng radar có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm nên có thể truyền hình ảnh chiếc máy bay liên tục. Tuy nhiên, chi phí của của nó không rẻ chút nào.
Lắp đặt hệ thống định vị toàn cầu GPS

Các hãng hàng không nên trang bị cho những chiếc máy bay thiết bị định vị toàn cầu GPS. Hệ thống này sẽ truyền tải tọa độ GPS đều đặn 5 phút một lần hoặc liên tục trong trường hợp máy bay gặp nạn.

Tin nổi bật