Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau phẫu thuật thay khớp háng tại BV 108: Bệnh nhân bị “chân dài, chân ngắn”

(DS&PL) -

Bà Nguyễn Thị Như Mai và gia đình vô cùng đau đớn khi phát hiện bên chân trái mới phẫu thuật dài bất thường hơn hẳn chân phải kèm theo nhiều đau nhức ở vùng mổ.

Bà Nguyễn Thị Như Mai và gia đình vô cùng đau đớn khi phát hiện bên chân trái mới phẫu thuật dài bất thường hơn hẳn chân phải kèm theo nhiều đau nhức ở vùng mổ.

Khoảng 0 giờ ngày 19/5/2018, bà Nguyễn Thị Như Mai (SN 1962), trú ở 459 Tam Trinh, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội nhập viện Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong trình trạng đau đớn khu vực háng đùi bên trái.

Theo ông Lê Viết Tùng - chồng bà Mai, tối ngày 18/5, bà Mai bị ngã khi leo cầu thang. Sau khi chụp chiếu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy, bà Mai gãy cổ xương đùi trái. Vì thế gia đình quyết định cho bà Mai vào khu phẫu thật theo yêu cầu để điều trị.

Chân trái bà Mai hiện dài hơn chân phải

“Bệnh viện chỉ định phải tiến hành phẫu thuật thay khớp háng trái toàn phần cho vợ tôi. Để có khoản tiền tạm ứng 130 triệu đồng nộp cho bệnh viện, gia đình tôi đã chạy vạy vay mượn họ hàng và bạn bè khắp nơi với hy vọng vợ mình được mổ sớm với điều kiện tốt nhất” - Ông Tùng nói.

Gia đình bệnh nhân cho biết, sau khi có khớp háng nhân tạo chuyển từ Sài Gòn ra, ca phẫu thuật được bắt đầu lúc 15 giờ chiều ngày 19/5 và diễn ra trong khoảng 2 tiếng đồng hồ do bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng - Phó Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật khớp trực tiếp thực hiện.

Dù được thông báo ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân tỉnh táo, tiếp túc tốt, các chỉ số trong giới hạn; tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Như Mai và gia đình vô cùng đau đớn khi phát hiện bên chân trái mới phẫu thuật dài bất thường hơn hẳn chân phải kèm theo nhiều đau nhức ở vùng mổ.

Đứng trước nguy cơ tàn tật suốt đời quãng đời còn lại, sống trong tâm trạng lo lắng với bên chân kỳ dị, bà Nguyễn Thị Như Mai thuật lại những ngày nằm viện vừa qua trong tuyệt vọng. “Tiền mất đã đành, đã có lúc tôi muốn chết vì chẳng lẽ tôi phải chịu cảnh mãi mãi tật nguyền này. Họ nói khớp háng nhân tạo thay cho tôi là loại số 4, cũng là loại nhỏ nhất, lúc đóng vào sao lại khiến chân trái của tôi dài hơn hẳn chân phải như thế. Với đôi chân bên dài, bên ngắn, chắc chắn khả năng vận động của tôi sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Dù không muốn tin là sự thật, tôi đau xót lắm. Nếu đến bản thân còn không chăm sóc nổi, chồng và các con tôi sẽ ra làm sao”.

Sau gần 2 tuần điều trị với kết quả không ai mong muốn đã xảy ra, gia đình bệnh nhân đang yêu cầu bệnh viện phải giải thích rõ nguyên nhân hiện tại và đưa ra cam kết cụ thể, có phác đồ điều trị cũng như hướng giải quyết trong tình huống xấu nhất.

Không chỉ bà Mai, nhiều bệnh nhân khi bị thoái hóa khớp khiến chân bị ngắn, dài và thay khớp háng là một giải pháp.

Ông H.H. (SN 1959, ngụ tại Q.5, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đau đớn vùng hông bên trái, đi lại khó khăn. Ông H. cho biết, tình trạng đau âm ỉ ở hông của ông đã kéo dài hơn 1 năm, nhưng do chủ quan nên không đi khám. Gần đây, cơn đau xuất hiện ngày càng nặng, đi lại khó khăn, ông mới đi khám và biết mình bị thoái hóa khớp.

Hình ảnh chụp X Quang sau khi thay khớp háng

Kết quả thăm khám cho thấy bệnh nhân bị thoái hóa khớp háng nặng, chân trái bị thoái hóa khớp thấp hơn chân phải 2cm, điều trị bằng thuốc không hiệu quả, nên tư vấn cho bệnh nhân phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.
Khớp háng là một khớp lớn của cơ thể, đóng vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt của con người, từ sinh hoạt hằng ngày đến lao động sản xuất, vì vậy tổn thương khớp háng ảnh hưởng đến khả năng đi lại, vận động của bệnh nhân.
Đặc điểm của thoái hóa khớp háng là đau nhức và khả năng cử động rất hạn chế. Thoái hóa háng thường gặp ở người trên 50 tuổi thường do quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra ở người trẻ, sau những chấn thương hoặc những biến dạng gặp phải như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng… Theo các bác sĩ, việc uống bia rượu nhiều, hoặc lạm dụng thuốc corticoid cũng có thể góp phần hây hại, làm hoại tử chỏm xương đùi,...
Những bệnh nhân bị bệnh lý này thường đã được điều trị nội khoa dài ngày bằng các thuốc giảm đau chống viêm nhưng không hiệu quả. Quá trình thoái hóa khớp háng diễn ra âm thầm bên trong khớp, dần bào mòn và phá hủy lớp sụn bao phủ đầu xương, làm mất chức năng phân tán lực và bảo vệ đầu xương. Và chỉ khi những cơn đau đớn kéo dài, không thể tiếp tục công việc, hạn chế vận động, có khi đến mức không thể tự thực hiện được những sinh hoạt cá nhân tối thiểu… người bệnh mới cầu cứu bác sĩ. Và khi đó bệnh đã trở nên nặng và khó chữa hơn, không còn khả năng điều trị bảo tồn.

Nam Anh (T/h)

Tin nổi bật