Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau mưa lớn, Phú Yên xuất hiện "hố tử thần" sâu hàng chục mét

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Mưa lớn kéo dài đã làm xuất hiện một "hố tử thần" sâu hàng chục mét trên tuyến đường liên xã từ An Hiệp đi An Lĩnh, huyện Tuy An (Phú Yên).

(ĐSPL) - Mưa lớn kéo dài đã làm xuất hiện một "hố tử thần" sâu hàng chục mét trên tuyến đường liên xã từ An Hiệp đi An Lĩnh, huyện Tuy An (Phú Yên).

Trong suốt 3 ngày qua, mưa lớn liên tục đã gây sạt lở núi, tạo cơn lũ quét, khoét tuyến đường liên xã từ An Hiệp đi An Lĩnh, huyện Tuy An (Phú Yên) thành "hố tử thần" sâu hun hút ở thôn Quang Thuận.

[mecloud]iV26AWzLyd[/mecloud]

Báo Tri thức trực tuyến đưa tin, ngày 5/11, 2/3 tuyến đường bê tông từ An Hiệp đi An Lĩnh bị lũ quét cuốn phăng, tạo thành vực sâu có đường kính rộng hàng chục mét.

Ông Võ Thanh Bình (ngụ xã An Lĩnh) kể lại, chiều tối 5/11, trong lúc nhiều người dân đang cắt buồng chuối trên núi ở thôn Quang Thuận thì nghe trong lòng đất phát ra tiếng nổ, đất đá đổ ầm ầm.

Lúc này, ông Bình đã cùng nhiều người dân dừng công việc, kéo nhau xuống núi thì thấy đất đá vùi lấp đường liên xã hàng trăm mét, trong đó nền đường bị xói lở tạo vực thẳm sâu hàng chục mét. 

Hố tử thần sâu 100m ở vùng rốn lũ Phú Yên. Ảnh: Tri thức trực tuyến.

Ngày 6/11, ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An kiểm tra "hố tử thần" này; đồng thời khuyến cáo người dân hạn chế qua lại để đảm bảo an toàn.

Cùng ngày, đoàn công tác của huyện Tuy An đã phát hiện thêm nhiều điểm sạt lở trên tuyến quốc lộ 1 đi qua các xã An Cư, An Dân. Nguy hiểm nhất là điểm sạt lở ở thôn Cần Lương, xã An Dân tạo thành hố sâu kéo dài hơn 100m, sâu hơn 50m.  

Điểm sạt trượt taluy âm quốc lộ 1 này khiến 3 nhà dân ở thôn Cần Lương bị đổ sập. 

"Nhiều khả năng trong lòng đất ở khu vực này có mạch nước ngầm hoạt động mạnh nên đến mùa mưa lũ gây sạt trượt nghiêm trọng", vị Chủ tịch UBND huyện Tuy An nhận định. 

Ngay sau khi phát hiện sự cố này, 12 nhân khẩu của 3 hộ dân đã được sơ tán ra khỏi vùng sạt lở bên quốc lộ 1 nguy hiểm, đến ở xen ghép các hộ dân ở vùng cao an toàn trên địa bàn xã.

Liên quan đến hậu quả do mưa lũ ở các tỉnh miền Trung gây ra, Infonet đưa tin, theo Chi cục Phòng chống thiên tai (PCTT) miền Trung – Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng), tính đến 7h sáng 7/11, các tỉnh trong khu vực đã có 41 người chết, mất tích và bị thương do đợt mưa lũ từ ngày 30/10 đến nay (tăng 5 người so với báo cáo ngày 5/11)

Theo đó, đã có 15 người chết (Quảng Bình: 03 người; Quảng Trị: 02 người; Bình Định: 02 người; Phú Yên: 07 người; Đắk Lắk: 01 người); 06 người mất tích (Quảng Bình: 01 người; Quảng Ngãi: 03 người; Phú Yên: 01 người; Kon Tum: 01 người) và 20 người bị thương (Quảng Bình: 14 người; Quảng Trị: 02 người; TT.Huế: 01 người; Quảng Ngãi: 01 người; Bình Định: 02 người).

Về nhà ở, thiệt hại hoàn toàn (trên 70%) là 225 nhà (Quảng Ngãi: 03 nhà; Bình Định: 189 nhà; Phú Yên: 10 nhà; Khánh Hòa: 19 nhà; Ninh Thuận: 03 nhà; Đắk Lắk: 01 nhà); thiệt hại rất nặng (từ 50% -70%): 03 nhà (Phú Yên); thiệt hại một phần (dưới 30%): 249 nhà (Quảng Bình: 02 nhà; Quảng Trị: 22 nhà; Huế: 02 nhà; Quảng Ngãi: 17 nhà; Bình Định: 116 nhà; Phú Yên: 32 nhà; Khánh Hòa: 16 nhà; Ninh Thuận: 43 nhà; Đắk Lắk: 01 nhà).

Hàng trăm nhà dân, trường học ở xã An Định (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bị ngập do đợt mưa lũ từ ngày 30/10. Ảnh: TTXVN.

Ngoài ra còn có 42.812 nhà bị ngập (Quảng Bình: 25.896 nhà; Quảng Trị: 2.596 nhà; Huế: 13 nhà; Quảng Ngãi: 19 nhà; Bình Định: 1.450 nhà; Phú Yên: 9.679 nhà; Khánh Hòa: 246 nhà; Ninh Thuận: 18 nhà; Gia Lai: 196 nhà; Đắk Lắk: 2.642 nhà; Đăk Nông: 57 nhà). Hiện còn khoảng 800 nhà (Phú Yên) và 150 nhà (Đắk Lắk) còn ngập.

Hiện mực nước trên các sông đang xuống dần, các địa phương đang kiểm tra đánh giá thiệt hại.

Điều 30 Luật phòng chống thiên tai năm 2013 quy định Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai như sau:

1. Hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai bao gồm:

a) Tiếp tục triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân;

b) Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra, nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ và đề xuất phương án khắc phục hậu quả;

c) Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, trang thiết bị, nhiên liệu thiết yếu khác để phục hồi sản xuất;

d) Cung ứng vật tư, hàng hóa thiết yếu và thực hiện biện pháp quản lý giá, bình ổn thị trường;

đ) Thực hiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh ở khu vực bị tác động của thiên tai;

e) Sửa chữa, khôi phục, nâng cấp công trình phòng, chống thiên tai, giao thông, thông tin, thủy lợi, điện lực, trường học, cơ sở y tế và công trình hạ tầng công cộng; tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về phòng, chống thiên tai.

2. Trách nhiệm thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai được quy định như sau:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai đối với cơ sở hạ tầng, tài sản thuộc phạm vi quản lý; tham gia hỗ trợ hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo sự huy động của cơ quan có thẩm quyền;

b) Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ động khắc phục hậu quả thiên tai trong phạm vi quản lý và tham gia khắc phục hậu quả thiên tai khi có yêu cầu;

d) Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá thiệt hại và nhu cầu cứu trợ, hỗ trợ từ các địa phương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả thiên tai và báo cáo Chính phủ về biện pháp và nguồn lực để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai".

BẢO KHÁNH (Tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud]avmEVWmJ8z[/mecloud]

Tin nổi bật