Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau Hàn Quốc đến lượt Nhật Bản xem xét triển khai THAAD

(DS&PL) -

Đảng cầm quyền LDP tại Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ "xem xét ngay lập tức" việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Đảng cầm quyền LDP tại Nhật Bản đã kêu gọi chính phủ "xem xét ngay lập tức" việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để phòng ngừa Triều Tiên.

Tokyo đã từ lâu bày tỏ mối quan ngại về việc trở thành mục tiêu tiềm năng của Bình Nhưỡng. Chỉ tính trong năm 2016, Triều Tiên đã 2 lần thử vũ khí hạt nhân và phóng 3 tên lửa đạn đạo được xuống khu vực biển Nhật Bản.

Sự leo thang căng thẳng trong thời gian gần đây đã khiến hội đồng an ninh của Đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) đưa ra một "đề nghị khẩn cấp", Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera nói.

Các nghị sĩ LDP đánh giá rằng, các hành động khiêu khích của Triều Tiên đang ở mức mà đất nước Nhật Bản không thể lờ đi được nữa. Nhóm cho biết chính phủ nên nhanh chóng đưa ra các lựa chọn, làm rõ các căn cứ của địch, chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các tên lửa hành trình.

Các nhà chức trách Nhật Bản cũng đã khuyên chính quyền Shinzo Abe nên "xem xét ngay" việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên bờ.

Lo ngại Triều Tiên, Nhật Bản xem xét triển khai hệ thống THAAD. Ảnh: RT

"Chúng tôi không thể lãng phí thời gian trong việc tăng cường phòng thủ tên lửa đạn đạo", ban hội thẩm cho biết trong một tuyên bố.

Nhằm ngăn chặn tên lửa phóng từ Triều Tiên, THAAD gần đây đã được triển khai ở Hàn Quốc. Trung Quốc đã bày tỏ những lo ngại rằng hệ thống này đặt an ninh quốc gia của họ vào tình trạng nguy hiểm. Moscow cũng cho là việc triển khai không thể làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Ủy ban an ninh nhấn mạnh rằng, nếu Nhật Bản triển khai THAAD thì đó vẫn là hành động phù hợp với học thuyết hòa bình mà Tokyo từng ký kết, chỉ cho phép quốc gia này sử dụng quân đội tự vệ.

Đề xuất này được đệ trình cho Thủ tướng Shinzo Abe vào sáng nay (30/3).

Trong khi đó, ông Abe đang đẩy mạnh việc sửa đổi hiến pháp. Ông cho rằng luật pháp được xây dựng dưới áp lực của quân đội Mỹ sau thất bại của Nhật trong Thế chiến thứ II, đã lỗi thời và không phù hợp với những mối đe dọa hiện nay.

Thủ tướng cũng ủng hộ việc thúc đẩy mối quan hệ quân sự với Mỹ. Hiện tại với 47.000 quân Mỹ đang đóng quân tại Nhật Bản để đảm bảo an ninh nước này.

Năm 2015, chính phủ Abe đã thông qua một đạo luật mới gây tranh cãi cho phép Lực lượng Tự vệ Nhật Bản tham gia vào các chiến dịch quân sự nước ngoài để bảo vệ đồng minh Mỹ. Các nhà phê bình chỉ trích hành động này là vi hiến, cảnh báo rằng nó có thể kéo đất nước vào các cuộc xung đột ở nước ngoài mà không liên quan gì đến an ninh của Nhật Bản.

(Theo RT)

Tin nổi bật