Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau giọt nước mắt của Cẩm Ly, Trấn Thành, ông Nghị: Đây mới là điều nghiệt ngã nhất!

(DS&PL) -

Hàng trăm khán giả khóc vì thương cảnh ngộ của anh. Còn nước mắt anh Nghị suốt hai năm qua, thật nghiệt ngã khi dùng để vụ lợi là chủ yếu.

Hàng trăm khán giả khóc vì thương cảnh ngộ của anh. Còn nước mắt anh Nghị suốt hai năm qua, thật nghiệt ngã khi dùng để vụ lợi là chủ yếu.

Ngày 11/5/2017, trong gameshow "Hát mãi ước mơ", thí sinh thể hiện ca khúc "Gà trống nuôi con". Sau đó anh kể câu chuyện đời mình: Một người cha đã "gà trống" nuôi hai con bại não, khi vợ bỏ ba cha con mà đi. Câu chuyện của anh khiến ban giám khảo phải rơi nước mắt. Những giọt nước mắt xót xa, thương cảm.

Ca sĩ Cẩm Ly nghẹn ngào ôm lấy anh mà nói: "Trước nay chỉ nghe cha bỏ con, mẹ không bao giờ bỏ con mà anh lại làm được những điều phi thường". Còn Trấn Thành mất đi tính hài hước quen thuộc, ngồi trầm ngâm, rơi nước mắt theo giọng kể của anh Nghị.

Cẩm Ly rơi nước mắt trước câu chuyện cuộc đời của ông Đặng Hữu Nghị trong gameshow Hát mãi ước mơ.

Hình ảnh nhân văn ấy thu hút sự chú ý của cộng đồng. Người xem ai cũng cảm thương cảnh "cha nuôi hai con bại não".

Các mạnh thường quân đã ra tay nghĩa hiệp, hàng trăm người đến tận nhà và trao quà, tiền cho gia đình anh Nghị.

Nếu như mọi thứ chỉ dừng ở đó và rằng đấy là về một hoàn cảnh đáng thương, một số phận không may mắn được sự chung tay góp sức của cộng đồng mà có cuộc sống tốt hơn, thì có lẽ mọi thứ chẳng có gì phải nói. Nhưng không…

Sáng 18/5, chị Đoàn Thị Huyền - vợ cũ của anh Đặng Hữu Nghị đã bất ngờ có mặt tại TP.HCM để chia sẻ những câu chuyện mà theo chị, anh Nghị đã nói không đúng sự thật về chị.

Hai vợ chồng đối chất nhau trước sự có mặt của báo chí và các mạnh thường quân. Sự thật lộ ra là hai vợ chồng ly hôn chứ chị không hề bỏ con mà đi, bởi chị mắc bệnh nan y.

Một năm qua, khi câu chuyện về anh lên mặt báo, chị đã chịu bao nhiêu sự sỉ nhục của hàng xóm, và gia đình bố mẹ chị cũng phải chịu đựng bao sự chì chiết. Ngày chị quay lại TP.HCM, nhiều người còn định đánh chị.

Nhưng vì nghĩ rằng các con sẽ có tiền, được sự giúp đỡ của mọi người nên chị cắn răng gánh nỗi oan này. Cho đến khi anh Nghị lên tận truyền hình, gameshow và nói chị bỏ con mà đi, thì chị phải tự đi tìm lấy công bằng.

Cuối cùng, khi chịu sự đối chất từ chị Huyền, anh Nghị đã phải nói: "Tôi mong dư luận có cái nhìn lại vợ tôi, người không hề bỏ con. Tôi xin lỗi các mạnh thường quân, nhà hảo tâm".

Anh Nghị đối chất với vợ trước mặt báo chí và nhà hảo tâm.

Lúc anh Nghị nói câu đó, anh vừa khóc vừa nói. Nhưng có lẽ, sẽ chẳng còn ai tin nước mắt của anh nữa.

Nước mắt đó của anh Nghị có khác gì với nước mắt của Trấn Thành, Cẩm Ly, của hàng trăm khán giả không? Khác lắm. Trấn Thành, Cẩm Ly khóc vì thương phận đời đen bạc của anh. Còn anh khóc vì mong sự cứu chuộc sau dối lừa.

Hàng trăm khán giả khóc vì thương cảnh ngộ của anh. Còn nước mắt anh Nghị suốt hai năm qua, thật nghiệt ngã khi dùng để vụ lợi là chủ yếu.

Chúng ta không chối bỏ sự thật, rằng, anh Nghị "gà trống nuôi con", chăm lo hai người con bại não - những việc làm đủ để anh được yêu quý, và được giúp đỡ. Nhưng anh lại bi kịch hóa thêm cảnh đời bằng những lời nói dối và những giọt nước mắt, một cách có hệ thống.

Anh lừa dối các mạnh thường quân từ năm này qua năm khác, anh mua lấy sự thương hại bằng cách đổ hết tội lỗi lên người vợ, người mẹ của hai đứa con.

Anh từ chối lời đề nghị cho hai con vào Trung tâm thiện nguyện để được chăm sóc, còn anh sẽ được mọi người thu xếp công việc. Đau xót làm sao, anh thương con mà lại dùng con để làm phương tiện kiếm sống.

Anh dùng nước mắt, dùng tình thương để tích góp 600 triệu, dự định mua nhà ở Nha Trang, rồi hẹn vợ cũ đến... thuê với giả rẻ hơn thị trường. Chưa kể còn bắt chị phải hoàn toàn giao cháu Tùng cho anh, để ba cha con được bảo lãnh qua Mỹ từ một mạnh thường quân khác.

Những sự thật bóc tách khiến mọi người khi nghe xong phải đau đớn tận tâm can. Những nhà hảo tâm đã từng giúp đỡ anh, đau đớn vì số tiền của họ chỉ thực sự dùng đúng có một nửa, là giúp cho hai đứa trẻ đáng thương được đầy đủ hơn. Nhưng nửa còn lại đã bị anh Nghị trục lợi trên sự đau khổ của ba cá nhân khác.

Những người không biết câu chuyện của anh thì đau đớn vì câu chuyện cảm động như thế, hóa ra chỉ là sự lừa dối nhau. Họ hoang mang tự hỏi, bao nhiêu thân phận kém may mắn được kêu gọi giúp đỡ hàng ngày, thì sẽ có được mấy người là phải cứu giúp, và đang có ai đang bán lương tri, dùng nước mắt để mua tình thương kèm đồng tiền?

Nước mắt mua nước mắt. Giữa chân chân giả giả, người ta biết bám víu vào đâu để đặt niềm tin thiện nguyện?

Xã hội đặc biệt ở chỗ, chuyện anh Nghị nuôi con bại não suốt 4 năm qua, có thể không nhiều người biết. Nhưng chỉ cần bằng một sự dối lừa, thì cả cộng đồng đều biết chuyện về anh Nghị. Bởi "một lần mất tin, mười lần mất tín."

Liệu chúng ta có mất niềm tin luôn vào những cảnh đời bất hạnh? Chỉ vì có một cảnh đời đã phũ phàng cộng đồng suốt 2 năm, 4 năm qua.

Câu chuyện anh Nghị khiến tôi nhớ đến một câu chuyện dân gian. Chuyện kể rằng có một người lữ hành trên sa mạc với một con ngựa. Anh ta gặp một người đang nằm dài bất tỉnh trên sa mạc.

Người lữ hành thương cảm, mới dìu anh ta lên con ngựa. Đúng lúc đó, kẻ đó bật dậy và quất roi chạy thẳng.

Người lữ hành nhìn theo mà rơi nước mắt: "Xin anh khi về đến thành phố, đừng nói với ai là anh đã lừa tôi, bởi tôi sợ khi câu chuyện loang ra, sẽ có một người lữ hành thật sự nào đó, đang kiệt sức trên sa mạc mà chẳng được ai cứu giúp nữa".

Đấy mới là điều đau đáu nhất từ chuyện của anh Nghị. Chứ không phải là chuyện "bóc phốt" về một "vụ lừa thế kỷ".

Hãy điều tra kỹ các mảnh đời trước khi nói về sự chung tay góp sức, như đã tìm hiểu được chuyện về "Người cha nuôi hai con bại não" hôm nay. Hãy để những thân phận bất hạnh thật sự, được nhận về các cánh tay giúp đỡ của cộng đồng.


Tin nổi bật