Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sau 13 năm, PNC quyết rút toàn bộ vốn khỏi CGV

(DS&PL) -

Ban lãnh đạo và cổ đông CTCP Văn hóa Phương Nam đã thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ vốn góp còn lại tại CGV cho đối tác với giá dự kiến 101 tỷ đồng.

Ban lãnh đạo và cổ đông CTCP Văn hóa Phương Nam đã thông qua phương án chuyển nhượng toàn bộ vốn góp còn lại tại CGV cho đối tác với giá dự kiến 101 tỷ đồng.

CTCP Văn hóa Phương Nam (mã chứng khoán PNC) công bố thông tin cho biết, đại hội đồng cổ đông công ty này đã thông qua phương án chuyển nhượng phần vốn góp còn lại tại Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam.

Theo đó, với tỷ lệ tán thành đạt 92,75% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, PNC sẽ thực hiện chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp còn lại, tương ứng 7,5% vốn điều lệ của CJ CGV Việt Nam ngay trong năm 2018 này.

Số tiền thu được sẽ ưu tiên trả công nợ cho các đối tác, nhà cung cấp theo đúng thời hạn cam kết, bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh và tạm chi cổ tức năm 2018.

ĐHĐCĐ cũng ủy quyền cho HĐQT của PNC chủ động giải quyết các phát sinh (nếu có) trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của cổ đông công ty theo phương án đã nêu. Tổng Giám đốc PNC Nguyễn Hữu Hoạt là người được giao tìm kiếm, lựa chọn đối tác nhận chuyển nhượng và triển khai đàm phán với các bên liên quan.

PNC vẫn quyết rút toàn bộ vốn khỏi CGV trong năm nay. Ảnh: Dân trí

Nếu giao dịch hoàn tất ngay trong năm 2018 như dự tính, PNC sẽ chính thức thoái vốn toàn bộ khỏi CGV Việt Nam.

Trên Dân trí, ông Nguyễn Hữu Hoạt cho biết, đã có một số đơn vị liên hệ với PNC để đặt vấn đề mua lại số cổ phần CGV Việt Nam nhưng quyết định cuối cùng sẽ còn chờ Hội đồng Quản trị.

Mức giá dự kiến chào bán là 101 tỷ đồng, tương đương với định giá CJ CGV Việt Nam hơn 1.346,6 tỷ đồng (khoảng 61 triệu USD). Mức định giá này có phần nhỉnh hơn so với đợt chào bán vào tháng 6. Khi đó, PNC cũng đã lấy ý kiến cổ đông để thông qua kế hoạch chào bán 12,5% vốn tại CGV Việt Nam.

Tin trên Diễn đàn doanh nghiệp, các chuyên gia nhận định, đây đều là những mức chào bán “rẻ như cho”. Bởi từ năm 2011, khi quyết định mua lại Megastar (tên gọi cũ của CGV Việt Nam), CJ CGV Hàn Quốc đã định giá Megastar lên tới 100 triệu USD. Kể từ đó, quy mô CGV đã tăng gấp 5 lần (đến tháng 2/2018), khi thiết lập được 55 cụm rạp, với 339 phòng chiếu, giữ thị phần đứng đầu cách biệt 49% và ghi nhận doanh thu năm 2017 gần 2.800 tỷ đồng. Đến năm 2020, CGV đặt mục tiêu mở thêm 10-15 cụm rạp mỗi năm. Ông Sim Joon Beom - Tổng Giám đốc Công ty CJ CGV Việt Nam, cũng từng cho biết: “Công ty sẽ đầu tư thêm 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam giai đoạn 2018-2020”.

Với tốc độ mở rộng này, mức định giá CGV Việt Nam khó có thể kém hơn CGV của 7 năm trước. Nhưng ở cả 2 lần chào bán tổng cộng 20% cổ phần  ở CGV Việt Nam, PNC đều đưa ra con số khiêm tốn. Ông Nguyễn Hữu Hoạt giải thích, PNC muốn chuyển nhượng cổ phần này vì CGV Việt Nam không hoạt động chung mảng bán lẻ sách mà PNC đang tập trung. Khoản đầu tư vào CGV cũng chỉ có ý nghĩa sổ sách, vì dù là khoản đầu tư liên kết lớn nhất của PNC, nhưng PNC chưa từng được chia cổ tức.

Phương Nam đầu tư vào CGV Việt Nam từ những ngày đầu khi liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài Envoy Media Partner Limited của Hàn Quốc thành lập cụm rạp MagaStar (tiền thân của CGV Việt Nam) từ năm 2005. Hệ thống này nhanh chóng chiếm lĩnh 50% thị phần rạp chiếu phim và đến 2012 là cụm rạp có doanh thu lớn nhất Việt Nam với 700 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau đó CGV của Tập đoàn CJ Group (Hàn Quốc) đã mua lại 80% vốn tại Megastar từ Envoy và Phương Nam chỉ còn sở hữu lại 20% cổ phần tại đây.

CGV Việt Nam cũng chính là khoản đầu tư hiệu quả nhất của Phương Nam trong khi cụm rạp này chiếm lĩnh trên 45% thị phần chiếu phim trong nước và mang về hàng chục tỷ đồng mỗi năm cho Phương Nam.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật