Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

SASCO 30 năm Hành trình diệu kỳ

(DS&PL) -

“Lần đầu tiên sân bay Việt Nam có phòng cầu nguyện cho khách Hồi giáo” – thông tin trên gây chú ý với cả người dân và các “tín đồ” du lịch. Tại sao sân bay lại làm riêng phòng chờ cho 1 đối tượng khách đặc thù? – Vì du lịch Việt Nam đang tập trung đẩy mạnh thị trường khách Trung Đông để bù đắp khoảng trống từ dòng khách Trung Quốc, tăng tốc phục hồi sau đại dịch.

Từ lâu, những sân bay của Việt Nam đã vượt ra khỏi khái niệm cơ bản “hạ tầng giao thông” để trở thành nơi đi trước đón đầu, sát cánh cùng hành trình phát triển của du lịch, gieo những ấn tượng khó quên đầu tiên cho du khách khi tới Việt Nam.

Lần đầu tiên sân bay Việt Nam có phòng cầu nguyện cho khách Hồi giáo tại phòng chờ Jasmine

Những năm cuối 1980 đầu 1990, từ ngữ và khái niệm “dịch vụ” vẫn còn khá xa lạ tại Việt Nam. Bưu chính, điện thoại vẫn còn là “hành chính”, các thương xá, siêu thị chưa xuất hiện… Đó cũng là giai đoạn chứng kiến sự tăng trưởng ngoạn mục về số lượng hành khách và số lượng sân bay trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Lúc bấy giờ, Tân Sơn Nhất là 1 trong những phi trường nhộn nhịp nhất thế giới nhưng ngoài hạ tầng đường băng, sân đỗ cơ bản, các nhà ga chỉ đơn thuần là nơi bố trí quầy làm thủ tục cho hãng bay và ghế chờ cho hành khách. Trong dòng phát triển đó, Công ty dịch vụ hàng không đầu tiên của VN ra đời – SASCO. Với số vốn 9 tỉ đồng được định giá chủ yếu từ các tài sản cũ, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư, hệ thống dịch vụ còn đơn điệu, song, những người lao động tiền thân của SASCO đã quyết tâm đặt những viên gạch đầu tiên làm nền tảng để phát triển dịch vụ sân bay, bắt đầu từ Tân Sơn Nhất - cửa ngõ quan trọng của đất nước. Ban đầu là những dịch vụ cơ bản như đồ ăn, thức uống phục vụ khách chờ bay… Tân Sơn Nhất dần có thêm phòng chờ thương gia, khu mua sắm… Hàng không, du lịch càng phát triển, nhu cầu của hành khách càng đa dạng và dịch vụ sân bay cũng không ngừng cải tiến. Song, thay vì chỉ cạnh tranh bằng quy mô, SASCO đặt mục tiêu rõ ràng kiến tạo ra một không gian văn hóa đậm chất Việt cho hành khách trải nghiệm dịch vụ, thư thái mua sắm tại sân bay Tân Sơn Nhất. Từ hệ thống phòng chờ thương gia tới cửa hàng bán lẻ, dịch vụ nhà hàng, cà phê… trong từng chi tiết đều được khéo lép lồng ghép hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam với mong muốn “chỉ cần đứng ở 1 góc nhỏ thôi tại quầy hàng, tại phòng chờ hay quán cafe của SASCO, du khách có thể biết được ngay: À, tôi đã đến Việt Nam, tôi đang ở Sài Gòn” mà lãnh đạo SASCO đã nhiều lần chia sẻ.

Từng chi tiết thiết kế đến sản phẩm, hàng hóa tại SASCO Shop đều được khéo lép lồng ghép bản sắc Việt.

Nhìn lại 30 năm kể từ khi hình thành và phát triển của công ty, SASCO gọi đó là hành trình diệu kỳ - Diệu kỳ từ viên gạch đầu tiên đến diện mạo mới của hiện tại; Hành trình diệu kỳ vượt qua thách thức và khó khăn của đại dịch Covid-19; Diệu kỳ chính từ tài sản nguồn nhân lực đã làm nên SASCO ngày hôm nay”.

Nhà hàng The Phoenix- không gian thư thái với những món ngon hấp dẫn trước giờ bay  

 “Đến nay, hành trình diệu kỳ đó vẫn tràn đầy tình yêu, nhiệt huyết, tiếp tục cộng hưởng làm nên những nhịp tiến xa hơn, góp phần nhỏ bé vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Để hành trình diệu kỳ ấy nối tiếp trong nhiều hơn những 30 năm nữa, SASCO luôn sẵn sàng và vững tin với tầm nhìn và sứ mệnh của mình, không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ sân bay ở Việt Nam mà còn vươn tầm khu vực. Trên hành trình diệu kỳ ấy, chúng tôi ước mong sẽ luôn sát cánh cùng người Việt và hãnh diện đồng hành cùng với sự diệu kỳ của đất nước”, lãnh đạo SASCO chia sẻ.

Thu Hà

Tin nổi bật