Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sập cầu ở Lai Châu: Chuyến đi thần tốc của đoàn bác sĩ Hà Nội

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Ngay khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, hơn 20 bác sĩ từ Hà Nội cấp tốc lên trực thăng đến Lai Châu ứng cứu cho các nạn nhân trong vụ sập cầu Chu Va.

(ĐSPL) – Ngay khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế, hơn 20 bác sĩ từ Hà Nội cấp tốc lên trực thăng đến Lai Châu ứng cứu cho các nạn nhân trong vụ sập cầu Chu Va.
Nhớ lại thời gian trong “chuyến công tác thần tốc” để ứng cứu, hỗ trợ cho đội ngũ y, bác sĩ của bệnh viện Đa khoa tỉnh lai Châu trong việc cấp cứu, chăm sóc cho các nạn nhân trong vụ sập cầu treo khi đưa tang, ông Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trưởng đoàn bác sĩ cho biết: “Sau khi nhận được ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, đoàn của bệnh viện chúng tôi gồm 14 người, trong đó có 10 giáo sư, bác sĩ chuyên về chấn thương sọ não, phẫu thuật chỉnh hình… và 4 điều dưỡng, cùng với 10 người của đoàn bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đã cấp tốc lên trực thăng để tới Lai Châu”.
Được biết, ngay sau khi vừa đặt chân xuống khỏi máy bay, đoàn bác sĩ vội vã lên xe di chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Dù trời đã trưa nhưng không một ai nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, ăn uống, mà tất cả đều dồn toàn bộ tâm sức vào việc thăm khám và cứu chữa cho các bệnh nhân. Thậm chí, có bác sĩ còn chưa kịp tháo cả balo đã ngay lập tức đến bên giường bệnh để hỏi han, động viên và khám cho các nạn nhân bị thương trong vụ sập cầu ở Chu Va (Lai Châu).

Ngay sau khi đến Lai Châu, các bác sĩ lập tức đi thăm khám cho các nạn nhân trong vụ sập cầu. Ảnh: Tri Thức.

“Hơn 12h trưa ngày 25/2 đặt chân xuống Lai Châu, việc đầu tiên của đoàn bác sĩ chúng tôi là vào buồng bệnh để thăm khám cho các bệnh nhân. Dù ở bệnh viện tỉnh còn thiếu thốn nhiều thứ, nhưng vì tính mạng của các bệnh nhân, nên các bác sĩ đều cố gắng khắc phục. Sau hơn 2 tiếng đồng hồ thăm khám, hội chuẩn, đưa ra các phác đồ điều trị, tôi cùng đoàn bác sĩ lại vội vã lên máy bay về Hà Nội, vì còn rất nhiều bệnh nhân cũng đang chờ. Đoàn chúng tôi chỉ cử lại vài bác sĩ ở lại để mổ cho những trường hợp cần thiết. Cũng ngay trong đêm hôm đó, tôi đã cử 2 bác sĩ chuyên về cột sống đi tàu lên Lai Châu, mang theo một số đồ đạc, dụng cụ để tiến hành mổ cho 2 trường hợp gãy cột sống” – lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức kể lại.
Nhận định về tình trạng hiện tại và khả năng tiến triển của các nạn nhân trong vụ sập cầu, bác sĩ Nguyễn Tiến Quyết, người được giao trách nhiệm làm trưởng đoàn bác sĩ trong chuyến công tác tại Lai Châu hôm 25/2 vừa qua cho biết: “Theo đánh giá của các bác sĩ, tất cả các nạn nhân trong vụ sập cầu treo Chu Va được đưa vào viện cấp cứu đều đã qua cơn nguy kịch. Sau khi thăm khám, tôi cũng khẳng định không có bệnh nhân nào phải chuyển lên Hà Nội điều trị. Gần 30 bệnh nhân đều có tiến triển tốt, không có chấn thương nặng, cũng không có gì ảnh hưởng đến tính mạng. Đó cũng là một may mắn, và là một niềm vui lớn đối với chúng tôi”.

PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết đánh giá, công tác xử lý, chăm sóc và cấp cứu ban đầu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu là rất tốt.

Theo ý kiến đánh giá của PGS-TS Nguyễn Tiến Quyết – Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, thì công tác xử lý, chăm sóc và cấp cứu ban đầu của một bệnh viện, nhất là bệnh viện miền núi có điều kiện khó khăn như Lai Châu là rất tốt, giúp giảm tối đa trường hợp nặng hơn và tử vong, đoàn bác sĩ ở Hà Nội lên chỉ là giúp đỡ, hỗ trợ giải quyết cho các bệnh nhân khó hơn. Trong một vụ sập cầu treo nghiêm trọng như thế thì có 7 người chết tại chỗ, 1 người rất nặng, vận chuyển vào đến bệnh viện cũng tử vong. 28 người còn lại được đưa vào viện, bệnh viện Lai Châu đã mổ cho những trường hợp cần thiết, còn lại những trường hợp cần hội chuẩn thì chờ đoàn bác sĩ từ Hà Nội lên để xử lý nốt.
“Còn nhớ, trước kia vụ nổ kho pháo hoa ở Phú Thọ, khi chúng tôi lên hỗ trợ thì phía bệnh viện tỉnh cũng đã xử lý bệnh nhân khá tốt. Qua 2 vụ nổ pháo hoa và vụ sập cầu treo vừa rồi, có thể khẳng định được rằng, đây là thành công rất lớn của ngành y tế trong nhiều năm qua. Và sự thành công đó có được nhờ vào việc thực hiện dự án đưa bác sĩ về cơ sở và dự án bệnh viện vệ tinh, giúp nâng cao tay nghề, trình độ năng lực của các bác sĩ ở các bệnh viện tỉnh, kể cả ở các tỉnh vùng sâu vùng xa” – bác sĩ Quyết khẳng định.
Hoài Thu
Xem Clip sập cầu ở Lai Châu khiến 8 người chết:

Tin nổi bật