Bệnh nhân được nhập viện theo dõi chờ đẻ và uống thuốc điều chỉnh hạ áp dành cho sản phụ có thai. Tuy nhiên sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc hạ áp được hơn 1h đồng hồ thì xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, cảm giác khó thở, phù tay chân, huyết áp tụt.
Bệnh nhân được nhập viện theo dõi sức khỏe.
Bệnh nhân đã được các bác sĩ chẩn đoán phản vệ độ III. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu, chống sốc tích cực ngay tại khoa. Sau hơn 30 phút cấp cứu huyết áp bệnh nhân tạm thời ổn định nhưng thai nhi có hiện tượng suy thai cấp.
Sản phụ tiếp tục được hội chẩn, sau đó được chỉ định vừa hồi sức cấp cứu sản phụ vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai. Sau gần 1h, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy thai thành công, cháu bé đã được đưa ra ngoài an toàn, bệnh nhân sau mổ tiếp tục được thở máy và sử dụng các thuốc vận mạch, đến hồi 16 giờ bệnh nhân qua cơ nguy kịch không còn sử dụng máy thở, vẫn duy trì sử dụng thuốc vận mạch liều thấp.
Theo các bác sĩ, trường hợp phản vệ nặng liên quan đến thuốc hạ huyết áp đường uống rất hiếm gặp, đây là trường hợp đầu tiên gặp trên sản phụ tại đơn vị. Cũng theo các bác sĩ, trường hợp sản phụ trên mang thai lần đầu, trong suốt quá trình mang thai không tới cơ sở y tế để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, chỉ thực hiện thăm khám siêu âm 04 lần tại các phòng khám siêu âm tư. BS CKI Lê Anh Quyến, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế khuyến cáo các thai phụ cần đi khám thai định kỳ ở các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn.
Trong quá trình mang thai, sức khỏe của người mẹ có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi, cũng như việc sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc con sau này. Người phụ nữ cần có thêm những thông tin, kiến thức cần thiết nhất để có thể tự chăm sóc mình và thai nhi; hay những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi để có thể phòng tránh. Vì vậy, khám thai định kỳ là điều nên làm. Khám thai định kỳ sẽ giúp cho người mẹ cũng như bác sĩ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén có phát triển bình thường hay dị tật gì hay không, có nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không (cao huyết áp, tiểu đường…), chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa, cần bổ sung những khoáng chất gì.
Theo tài liệu Thông điệp truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; Để hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván; Được kiểm tra sức khỏe của mẹ; Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ; Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi. Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn: Khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; Để hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván; Được kiểm tra sức khỏe của mẹ; Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ; Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi.
Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng): Để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không; Để theo dõi sức khỏe của mẹ và sàng lọc đái tháo đường thai kỳ. Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ: Để theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi; Được tư vấn dự kiến ngày sinh; Được tư vấn chuẩn bị cho việc đẻ và lựa chọn nơi sinh.