Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sai lầm các mẹ thường gặp khi nấu cháo cho con

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo các chuyên gia, đây đều là những thói quen cùa hầu hết các mẹ khi nấu cháo cho con. Tuy nhiên, chúng lại vô tình gây hại đến sức khỏe của các bé.

(ĐSPL) - Theo các chuyên gia, đây đều là những thói quen cùa hầu hết các mẹ khi nấu cháo cho con. Tuy nhiên, chúng lại vô tình gây hại đến sức khỏe của các bé.

Dùng nước xương hầm để nấu cháo

Chia sẻ trên tờ Vnexpress, tiến sĩ, bác sĩ Lưu Thị Mỹ Thục, Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng cho biết, trước kia, các bà mẹ áp dụng là ninh xương, ninh chân gà để lấy nước nấu cháo và bột cho bé với hy vọng trong nước xương ninh có nhiều canxi, sẽ giúp hệ cơ xương của trẻ phát triển cứng cáp. Đây là suy nghĩ sai lầm vì canxi trong xương rất khó hòa tan.

Không nên thường xuyên dùng nước xương nấu cháo cho trẻ.  Ảnh minh họa.

“Sau khi ninh một nồi xương trong nồi áp suất khoảng 2 giờ, chất béo trong tủy xương lần lượt nổi lên, nhưng canxi trong nước xương vẫn rất ít. Vì vậy quan điểm cứ ăn nhiều canh xương thì sẽ có đủ canxi là không đúng”, bác sĩ Thục chia sẻ.

Để hạn chế điều đó, khi nấu cháo bằng nước xương mẹ vẫn phải nấu cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm… và một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Tờ Khám phá cho hay, khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ có tư tưởng bỏ thêm thật nhiều thành phần, đặc biệt là ngũ cốc vào cháo và bột để nấu cho con.

Tuy nhiên, đây lại là điều sai lầm bởi mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì những thực phẩm này sẽ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.

Nêm nhiều mắm, muối vào cháo

Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận. Tình trạng kéo dài, rất dễ khiến con bị biếng ăn, thậm chí suy dinh dưỡng, do bé không hấp thụ được.

Không nêm nhiều gia vị vào cháo. Ảnh minh họa.

Hơn nữa, việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe không tốt khi còn nhỏ.

Nghiền đồ ăn quá nhuyễn

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến đồ ăn cho con nên nhiều trẻ lớn 3-4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi vẫn phải ăn đồ nghiền nhuyễn. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận mùi vị thức ăn, không có cảm giác ăn uống, lâu ngày bé rất dễ biếng ăn.

Thay vào đó, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…; 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

Cho trẻ ăn quá ít bữa một ngày

Theo bác sĩ Mai Quang Huỳnh Mai (Khoa Dinh dưỡng, BV Nhi Đồng 2) chia sẻ trên tờ Mẹ và bé, hầu hết các trường hợp bé lười ăn, nhẹ cân đều bắt nguồn từ sai lầm của các mẹ. Hầu hết các mẹ không nắm được cần cho bé cần ăn số lượng bao nhiêu trong ngày.

Nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Ảnh minh họa.

Trung bình bé cần ăn 4-5 bát cháo hoặc cơm nát mỗi ngày, tuy nhiên, các mẹ đều cho bé ăn không đủ bữa khiến bé suy dinh dưỡng. Nhiều gia đình cho rằng bé đã lớn, ăn theo người lớn, ba bữa là đủ, và không biết rằng, ngoài ba bữa, bé cần được ăn thêm 2-3 bữa phụ như: sữa, cháo, chè, chuối…

“Kiêng” dầu ăn cho bé

Cũng theo bác sĩ Huỳnh Mai, khi nấu cháo, mẹ chỉ chú trọng sao cho thật nhiều thịt, cá, nhưng lại quên cho dầu ăn vào, vì thế bé dư chất đạm nhưng lại thiếu chất béo. Vì dầu ăn cũng được xếp vào trong nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ….

Các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (Ảnh minh họa).

Chính vì vậy, các mẹ nên cho vào trong khẩu phần cháo của con yêu từ 1 đến 2 thìa dầu ăn (bao gồm cả dầu thực vật, mỡ và dầu cá…). Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.

Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày

Để tiết kiệm thời gian, nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày. Tuy nhiên, một điều mà các mẹ không biết, đó là cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.

Thay vào đó, các mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

MẠC NHIÊN (Tổng hợp)

Xem thêm Video: Độc đáo nhà hàng vừa ăn vừa xem...đánh nhau

Tin nổi bật