Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sabeco họp cổ đông bất thường giữa tâm điểm “lợi nhuận không chia hết”

(DS&PL) -

Đây cũng là kỳ Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp của tỷ phú Thái Lan hoàn tất mua hơn 53,59% vốn điều lệ Sabeco hồi cuối năm 2017.

Đây cũng là kỳ Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp của tỷ phú Thái Lan hoàn tất mua hơn 53,59% vốn điều lệ Sabeco hồi cuối năm 2017.

Giữa lúc Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đang có văn bản đề nghị truy thu đối với Sabeco gần 2.400 tỷ đồng lợi nhuận không chia hết khoảng trước năm 2016 và làm rõ trách nhiệm trong việc đầu tư thua lỗ, Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) đã có thông báo về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2018 vào tháng 4 tới đây. Ngày cuối cùng đăng ký tham dự cuộc họp bất thường này là 6/4.

Cuộc họp này nhằm mục đích bầu bổ sung thành viên vào HĐQT của công ty khi trước đó Vietnam Beverage (do ThaiBev, doanh nghiệp của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu 49% vốn) chi hơn 5 tỷ USD thâu tóm hơn 53,59% vốn Sabeco.

Đầu năm 2018, doanh nghiệp của tỷ phú Thái đã có kế hoạch nâng số thành viên trong HĐQT từ 4 lên khoảng 10 thành viên. Ban giám đốc mới bao gồm cả CEO cũng sẽ được lựa chọn lại.

Sabeco thông báo họp cổ đông bất thường bàn về nhân sự. Ảnh: Thanh niên

Mới đây, đại diện Vietnam Beverage cũng có văn bản gửi HĐQT Sabeco yêu cầu phải có được số thành viên trong HĐQT tương ứng với số cổ phần mà đơn vị đang nắm giữ. Một lãnh đạo của Sabeco cho biết 3 nhân sự của Công ty TNHH Vietnam Beverage đã được chấp nhận vào bộ máy HĐQT, nâng tổng số thành viên lên 7 người.

Được biết, vừa qua, Kiểm toán Nhà nước đã nêu rõ 4 vấn đề được phát hiện trong quá trình kiểm toán tại Sabeco với nhiều khoản đầu tư, quản lý, sử dụng tài chính khá lớn.

Theo đó, việc thoái vốn tại Công ty cổ phần đầu tư Sabeco Pearl có một số dấu hiệu sai sót về định giá. KTNN cho biết việc thoái vốn được thực hiện từ tháng 6.2016 theo hình thức tổ chức đấu giá bán toàn bộ cổ phần đang nắm giữ (26% vốn điều lệ).

Sabeco xác định giá khởi điểm là 13.247 đồng/cổ phần, giá trúng đấu giá là 13.347 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, theo KTNN, việc xác định giá trị doanh nghiệp của Công ty Sabeco Pearl còn sai sót, hạn chế. Điển hình như trong phương pháp so sánh, việc điều chỉnh các yếu tố khác biệt không trên cơ sở chứng cứ thị trường, là không đúng hướng dẫn Tiêu chuẩn thẩm định giá VN. Hay đối với phương pháp thặng dư, đã sử dụng tỷ suất chiết khấu để quy dòng tiền trong tương lai về giá trị hiện tại là 13,69%, trong khi tại thời điểm năm 2016, trên địa bàn TP.HCM, tỷ suất chiết khấu do Hội đồng thẩm định giá đất TP và các đơn vị tư vấn thẩm định xác định cho các dự án bất động sản là 11%. Do đó đã làm giảm đáng kể giá trị doanh nghiệp làm cơ sở xác định giá khởi điểm.

Đối với việc chia cổ tức để nộp ngân sách nhà nước trước khi thoái vốn, theo kết quả kiểm toán, lợi nhuận sau phân phối tại ngày 31.12.2016 của Sabeco là hơn 2.800 tỉ đồng. Công ty mẹ đã phân phối tiếp gần 76 tỉ đồng lợi nhuận của năm 2016 vào quý 1/2017. Lợi nhuận còn lại của Sabeco các năm từ 2016 trở về trước hơn 2.700 tỉ đồng. KTNN đã kiến nghị nộp ngân sách nhà nước gần 2.500 tỉ đồng lợi nhuận còn lại từ năm 2016 trở về trước, tương ứng tỷ lệ vốn nhà nước của Sabeco tại thời điểm ngày 31.12.2016 là 89,59%.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật