Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Sa lầy trong kinh doanh cà phê, tiếp tục hay từ bỏ?

(DS&PL) -

Với một ngành kinh doanh mà việc số lượng quán mở ra nhiều hơn so với thị trường thì việc đào thải là không thể tránh khỏi.

Với một ngành kinh doanh mà việc số lượng quán mở ra nhiều hơn so với thị trường thì việc đào thải là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có những quán cà phê vẫn tồn tại dù thực sự không sinh lời.

Những quán cà phê này thường có điểm chung là lượng khách hàng tăng trưởng rất chậm , phục vụ chưa tới 30-40% công suất thực tế, doanh thu vừa đủ để trang trải chi phí, lợi nhuận chỉ ở mức rất thấp hoặc lỗ. Phải nói rằng, nếu bạn đang làm chủ những quán cà phê như vậy thì có thể bạn cũng đang rất đau đầu không biết mình sẽ làm gì tiếp theo. Vậy vì sao những quán cà phê này vẫn tiếp tục kinh doanh dù đang có những khó khăn như vậy tồn tại? tại sao không dừng lại?

Một vài nguyên nhân được nêu ra đó là những quán này đã kinh doanh được một thời gian và cũng có một vài kết quả, việc từ bỏ công sức gây dựng từ trước đến giờ là một việc cực kì khó khăn. Một lý do khác là các chủ quán này là những bạn lần đầu mở quán, còn thiếu nhiều kinh nghiệm, khi gặp phải tình trạng này thường không biết cách xử lý, tình trạng kéo dài dần dẫn đến kinh doanh không như ý muốn.

Đôi khi chưa hồi được vốn cũng là lý do mà những quán này tồn tại, họ tin rằng rồi khách hàng sẽ đông và sẽ có lời cho họ, nhưng thực tế nghiệt ngã hơn như vậy nhiều, khi những quán này không tạo một đặc trưng để khách hàng nhớ đến thì việc họ bỏ đi cũng không quá khó hiểu.

Trong tình trạng đó, nhiều bạn sẽ đứng trước một quyết định vô cùng khó khăn, đó là chúng ta sẽ tiếp tục duy trì công việc kinh doanh hiện tai hay đóng cửa. Cái khó ở chỗ, đây là quán mà bạn đã từng đầu tư cả công sức ý tưởng, như là một đứa con tinh thần, giờ bỏ đi thì thực sự đáng tiếc, trong khi nếu tiếp tục kinh doanh thì cũng không biết sẽ đi về đâu.

Nếu bạn đang nằm trong tình trạng này thì đây là một hướng đi mà bạn nên quan tâm

Đầu tiên, bạn nên đánh giá khả năng tài chính hiện tại như thế nào? Bạn còn có thể tiếp tục được nữa hay không? Ai cũng có sức chịu đựng giới hạn và bạn cũng nên đặt một mốc giới hạn cho mình. Việc này sẽ giúp bạn biết khi nào nên dừng lại để giảm thiệt hại về tài chính. Hãy xác định mức lỗ mà khả năng bạn chịu được và thời gian trong bao lâu?

Vì sao chúng ta nên xác định điều này, đó là nếu doanh thu của bạn vẫn tiếp tục tăng trưởng như những dự định ban đầu thì bạn nên tiếp tục, còn nếu không thì lời khuyên là bạn nên tính đến bước tiếp theo, đó là tìm kiếm một hướng đi mới. Phương châm lúc này là ”thay đổi hay là chết”. Khi chúng ta gặp khó khăn, chúng ta thường sẽ cố gắng co cụm và bảo toàn những gì chúng ta có.

Nó có thể đúng trong nhiều trường hợp, nhưng trong tình cảnh này thì thời gian không ủng hộ bạn.Hằng ngày bạn sẽ vẫn phải chịu nhiều chi phí, đau đầu nghĩ xem mình có nên làm gì không hay lại vẫn co cụm. Vậy nên, chấp nhận thay đổi là điều nên làm. Bạn hãy xem đây như là cơ hội cuối mà bạn dành cho bản thân, thà ta làm để không hối tiếc còn hơn không làm để mãi hối tiếc.

Sang lại mặt bằng cho người khác là cách cuối cùng bạn nên làm để vớt vát lại một phần vốn đầu tư, đây có thể là cách buồn nhất nhưng thực tế. Thời gian bạn thuê cũng có hạn, khi hết hạn hợp đồng, những vật dụng trong quán cũng thực sự không đáng giá do đã hết khấu hao. Dù sao đi nữa, việc sang quán cũng giúp bạn kiếm lại một phần nào hơn là việc đóng cửa và không nhận được gì.

Phải nói rằng đây là lúc người chủ cảm thấy khó quyết định nhất, nhưng thà chúng ta làm một lần, nếu không được thì nghỉ và chuyển sang làm việc khác, còn hơn sa lầy vào một công việc kinh doanh mờ mịt. Chúng ta đã bỏ rất nhiều tâm sức cho nó, tuy nhiên, khi chúng ta quá sa lầy vào dự án mà chính chúng ta cũng biết là không có tương lai. Thì hãy dừng nó lại để tìm kiếm những cơ hội ở những dự án khác. Biết từ bỏ cũng là một thành công rồi.

Tổng kết lại, dù bạn đã kinh doanh nhiều hay chỉ mới chập chững, thì việc thành công hay thất bại là điều hết sức bình thường, và khi công việc kinh doanh thất bại thì phải biết cách để rút lui để hạn chế thua lỗ. Biết rút lui đúng lúc cũng đã là một sự khôn ngoan. Hãy để dành sức và tâm trí để nhanh chóng quay trở lại với dự án khác.

Tin nổi bật