Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Rủi ro từ những biện pháp giảm khủng hoảng năng lượng của châu Âu

(DS&PL) -

Chính phủ châu Âu đang tăng chi tiêu để bảo vệ các hộ gia đình khỏi mức giá năng lượng tăng cao trong cuộc khủng hoảng hiện nay.

Đến thời điểm hiện tại, 5 nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) đã thông báo kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình trước tình hình giá cả năng lượng leo thang do ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp. Các gói hỗ trợ này có giá trị lên tới 203 tỷ euro (tương đương khoảng 210 tỷ USD). 

Các biện pháp này có thể giúp người dân tránh được cảnh nghèo khó, cũng như hàng nghìn doanh nghiệp thoát cảnh phá sản, khi hoá đơn năng lượng tăng cao, nhằm đối phó với tác động của cuộc khoảng trên lĩnh vực kinh tế. Một số biện pháp, chẳng hạn như giới hạn giá điện và khí đốt tự nhiên, cũng có thể giúp các ngân hàng trung ương chống lại lạm phát.

Tuy nhiên, các biện pháp này có nguy cơ sẽ kéo theo cả các rủi ro: Nếu các chính phủ không yêu cầu người dân hạn chế lượng tiêu thụ khí đốt, điều đó có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhiên liệu trong mùa đông tới. Bên cạnh đó, dù các gói hỗ trợ này vẫn chưa bằng những gói hỗ trợ được đưa ra trong thời điểm COVID-19 bùng phát nghiêm trọng nhưng chúng đang làm tăng thêm nợ chính phủ vào thời điểm các nhà đầu tư đang đòi hỏi lãi suất cao hơn để tài trợ cho thâm hụt ngân sách vốn.

Người Anh biểu tình phản đối tăng giá năng lượng ngày 26/8. Ảnh: Reuters 

Trong đó, một số biện pháp hỗ trợ được đưa ra dưới hình thức giới hạn giá cả hoặc cắt giảm thuế năng lượng. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng điều này vẫn có thể sẽ khuyến khích người dân tiêu thụ năng lượng và khí đốt ở mức cao hơn, kéo theo tình trạng thiếu hụt năng lượng trong đầu năm tới hoặc mất điện.

Benjamin Moll, giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế London, nhận định: "Biện pháp này chưa thật sự phù hợp. Mặc dù việc giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn là cần thiết nhưng điều này cần phải thực hiện bằng những cách không liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ khí đốt".

Trong một bài phân tích xuất bản hồi tuần trước, Cơ quan nghiên cứu Bruegel có trụ sở tại Brussels chỉ ra dù giá năng lượng trong 6 tháng đầu năm cao gấp 10 lần, lượng năng lượng tiêu thụ của các hộ gia đình chỉ mới giảm khoảng 7%, phần lớn bởi giá năng lượng theo hộ gia đình đã được giới hạn. 

Chính phủ Đức đã công bố gói hỗ trợ thứ 3 để góp phần bảo vệ người dân khỏi mức tăng giá năng lượng. Như vậy, đến hiện tại, Đức đã công bố các gói trợ giúp có trị giá tổng cộng lên tới 95 tỷ euro. Các biện pháp bao gồm giới hạn giá điện; cắt giảm thuế giá trị gia tăng đối với khí đốt tự nhiên; hoãn việc tăng giá khí thải carbon trong một năm; thanh toán một lần cho người hưu trí và sinh viên và các biện pháp khác nhỏ hơn.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thăm cơ sở của công ty khí đốt VNG AG ở Bad Lauchstaedt, Đức ngày 28/7. Ảnh: Reuters 

Cho đến nay, các nhà kinh tế tại UBS ước tính rằng tổng chi phí của các gói viện trợ của Đức trị giá gần 2,7% sản lượng kinh tế hàng năm. Để so sánh, năm ngoái, Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính rằng chi tiêu và doanh thu bổ sung của Berlin trong đại dịch chiếm 15,3% tổng sản phẩm quốc nội, không tính các khoản vay, bảo lãnh và đầu tư cổ phiếu trị giá 27,8% sản lượng khác.

Theo ước tính của UBS, giới hạn giá và trợ cấp của Pháp cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương lên tới khoảng 1,8% GDP. Tại Italy, chi phí của các biện pháp tương tự ước tính khoảng 2,4% sản lượng hàng năm và ở Tây Ban Nha thì chiếm 1,25% GDP.

Mặc dù vậy, các nhà đầu tư trái phiếu đang chuẩn bị tinh thần cho sự gia tăng chi tiêu của chính phủ, một kỳ vọng giúp tăng chi phí vay của chính phủ trên khắp châu Âu và buộc các chính phủ vay vốn để thoát khỏi khủng hoảng chi phí sinh hoạt, 

Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm chuẩn của Đức đã tăng hơn gấp đôi trong tháng qua, lên 1,567%. Chi phí đi vay của Pháp gần đây đã lên tới 2% và Italy ở mức 4%. Tất cả các chi phí của cuộc xung đột này đối với châu Âu đã buộc Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải bắt nhịp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Dưới thời tân Thủ tướng Liz Truss, chính phủ Vương quốc Anh đã báo hiệu rằng họ sẽ sớm công bố giới hạn giá của chính mình với chi phí ước tính khoảng 100 tỷ bảng Anh. Con số đó sẽ lớn hơn số tiền 70 tỷ bảng Anh mà chính phủ đã chi để hỗ trợ 11,7 triệu công nhân trong thời kỳ đại dịch nhưng chỉ gần bằng 1/4 tổng chi phí của chính phủ trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát. 

Mối quan tâm về kế hoạch chi tiêu của Anh được phản ánh trong chi phí đi vay của Vương quốc Anh và Đức. Chi phí vay chuẩn của chính phủ Anh hiện cao hơn 1,5% so với chi phí của Đức, mức chênh lệch lớn nhất kể từ năm 2015.

Ông Saroliya nhận định: "Tình trạng tài chính công ban đầu của Anh không được minh chứng rõ ràng. Chúng tôi có một sự lo lắng không chỉ về triển vọng phát hành, mà còn là phạm vi biến động".

Các nhà kinh tế cho rằng việc phân bổ sẽ khiến các doanh nghiệp phải đóng cửa trên quy mô lớn, gây ra sự suy giảm kinh tế sâu sắc trong những tháng mùa đông.

Một khía cạnh tích cực của việc giới hạn giá là có thể giúp giảm lạm phát. Đối với Vương quốc Anh, các nhà kinh tế tại Barclays ước tính rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm có thể đã đạt đỉnh 10,1% vào 7 nếu giá năng lượng trong hộ gia đình bị đóng băng. Điều đó sẽ làm giảm nhu cầu tăng đáng kể trong lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh.

Các nhà kinh tế của Barclays chỉ ra: "Bằng cách giới hạn giá năng lượng, chính phủ sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc giành lại quyền kiểm soát các động lực lạm phát. Theo quan điểm của chúng tôi, những đợt tăng kéo dài trong năm tới hiện nay ít có khả năng xảy ra hơn".

Minh Hạnh (Theo WSJ) 

Tin nổi bật