Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Rời VNPT, MobiFone vẫn thoát hàng loạt "cục nợ"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - MobiFone sẽ ra ở riêng nhưng không phải mang theo nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ của VNPT như dự định trước đó của Tập đoàn này.

(ĐSPL) - MobiFone sẽ ra ở riêng nhưng không phải mang theo nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ của VNPT như dự định trước đó của Tập đoàn này.
Trước đây, khi bàn tới vấn đề tái cơ cầu VNPT, việc tách MobiFone ra riêng là ý kiến nhận được nhiều nhất sự ủng hộ. Chính vì vậy không quá ngạc nhiên khi Chính phủ đồng ý với phương án này, tuy nhiên điều bất ngờ là MobiFone được rảnh rang ra đi mà không phải gánh theo của "hồi môn" xương xẩu từ VNPT.
Theo đó, tại buổi họp báo Chính phủ vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, MobiFone tách ra khỏi tập đoàn VNPT mà không phải kèm bất cứ doanh nghiệp nào của tập đoàn này. Được biết, điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa MobiFone trong thời gian sắp tới.
Đây là tin "đại hỷ" với MobiFone nếu biết, trong phương án tái cơ cấu VNPT được Bộ Thông tin và Truyền thông trình lên Chính phủ trước đó, nhà mạng này sẽ ra ở riêng nhưng phải mang theo khoảng 60 doanh nghiệp, trong đó đa phần là các đơn vị làm ăn thua lỗ của VNPT.
Không phải mang theo nhiều công ty thua lỗ, MobiFone có thể đẩy nhanh cổ phần hóa
Trong đó, nổi lên 2 dự án vệ tinh Vinasat với số lỗ đến hàng nghìn tỷ đồng. Được biết, theo kết luận của Thanh tra Chính phủ hồi tháng 7 vừa qua, dự án vệ tinh Vinasat 1 có tổng số mức đầu tư là 3.854 tỉ đồng, trong quá trình khai thác thực tế từ năm 2008 – 2011 đã lỗ gần 1.589 tỉ đồng, vượt số lỗ dự kiến là 329 tỉ đồng.
Còn với Vinasat 2 có tổng mức đầu tư lớn hơn, lên đến trên 5.426 tỉ đồng nhưng  theo Thanh tra Chính phủ, hiệu quả kinh tế của dự án này, nếu ở mức khai thác tốt nhất vẫn lỗ khoảng 62 – 130 triệu USD, trường hợp xấu nhất có thể lên tới 216 triệu USD.
Có thể nói, sau khi tách ra, dù MobiFone có kinh doanh tốt đến mấy cũng khó có thể dừng được đà lỗ này trong 1-2 năm. Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là gánh nặng duy nhất mà VNPT định đẩy sang cho MobiFone.
Một trong những công ty được dự kiến sẽ ra đi cùng MobiFone là Tài chính Bưu điện. Đơn vị này có số vốn điều lệ có 500 tỷ đồng nhưng đến cuối năm 2012, đã lỗ tới 635 tỷ đồng, tương ứng vốn chủ sở hữu âm 127,5 tỷ. Với việc âm vốn chủ sở hữu thì nay VNPT coi như đã mất trắng khoản đầu tư này.
Chưa hết, khoản xương xẩu nhất nằm ở việc VNPT dự định chuyển giao hàng loạt khoản đầu tư sang MobiFone để doanh nghiệp này thoái vốn hộ. Trong số này, có nhiều doanh nghiệp có làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu trên sàn rất thấp. Bản thân VNPT trước đó cũng không thể thoái vốn nổi khỏi nhiều đơn vị trong số này.
Có thể kể đến hàng loạt các cái tên như: Công ty cổ phầ Dịch vụ kỹ thuật viễn thông, Công ty cổ phầ Dịch vụ viễn thông Sài Gòn, Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hacisco, Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Viteco ...
Trong số đó, tại Hacisco, nơi mà VNPT đang là cổ đông lớn nhất, tính đến hết năm 2012, VNPT đã phải trích lập dự phòng hơn 27 tỉ đồng tại doanh nghiệp này, tương đương với 71\% số vốn góp. Nhưng tính lũy kế 9 tháng đầu năm 2013, doanh thu của Hacisco giảm 60\%, còn lợi nhuận chỉ đạt 276 triệu đồng, giảm 95\% so với con số 4,6 tỉ cùng kỳ năm ngoái.
Còn với Viteco, cũng là nơi VNPT đang là cổ đông lớn lại đang hứng chịu những khoản lỗ lớn. Trong 9 tháng đầu năm 2013, doanh nghiệp này đã lỗ tới 5,2 tỉ đồng, tăng vọt so với mức lỗ hơn 800 triệu đồng năm ngoái.
Trên đây là những của "hồi môn" được VNPT dự định dành cho MobiFone khi ra ở riêng. Nếu đẩy được những món nợ này đi, sau khi tái cơ cấu, VNPT sẽ đạt được mục đích trở thành một doanh nghiệp trong sạch, không chỉ không dính tới các lĩnh vực đầu tư ngoài ngành mà còn "cắt đuôi" được nhiều đơn vị làm ăn thua lỗ.
"Liệu MobiFone ra đi mà không phải mang theo bất cứ doanh nghiệp nào có gây khó khăn cho VNPT", trả lời câu hỏi này của Đời sống và Pháp luật, một lãnh đạo của VNPT cho biết, đây không phải là vấn đề quá lớn. Dù phương án cuối cùng để tái cơ cấu VNPT có là thế nào thì VNPT vẫn sẽ chỉ để lại những đơn vị làm ăn có hiệu quả, còn lại sẽ thoái vốn toàn bộ, vị này khẳng định.
Được biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đang xây dựng lại phương án theo chủ trương này. Sau khi xây dựng xong sẽ trình Chính phủ phê duyệt và triển khai.

Tin nổi bật