Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Rơi nước mắt cảnh nữ sinh câm điếc bẩm sinh bị hàng loạt trường từ chối cho nhập học

(DS&PL) -

Đủ điểm để trúng tuyển vào nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) nhưng em Lê Minh Tú đã bị hàng loạt trường từ chối cho nhập học với lý do ... câm điếc bẩm sinh.

Đủ điểm để trúng tuyển vào nhiều trường đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) nhưng em Lê Minh Tú đã bị hàng loạt trường từ chối cho nhập học với lý do ... câm điếc bẩm sinh.

Tại hội thảo “Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho sinh viên khuyết tật” do Trung tâm Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức, em Lê Minh Tú - sinh viên năm nhất chuyên ngành Tâm lý học, Trường ĐH Văn Hiến (TPHCM) cho biết, khi em tốt nghiệp lớp 12 thì được nhận vào trường cao đẳng Bách Việt nhưng khi đến nộp hồ sơ thì trường cao đẳng Bách Việt không chấp nhận cho Tú có sử dụng người phiên dịch và em phải đóng 2 phần học phí, bao gồm phần học phí để vào học và phí cho người phiên dịch. Bởi vì gia đình của Tú không đủ điều kiện nên em đã không được vào học.

Tiếp theo, Tú đã cùng bố đến trường đại học Công nghệ TP.HCM, trường đã nhận hồ sơ của em. Nhưng sau đó vào ngày nhập học, khi Tú đến trường thì BGH nhà trường mới nhận ra em là người khiếm thính và nói rằng “không thể nhận người khiếm thính vào học được”.

Tú và bố lại tiếp tục đi tới trường ĐH Văn Hiến và may mắn là nhà trường đã nhận Tú vào học và trao cho em học bổng. Trong suốt một tuần đầu tiên thì Tú không thể học được vì nhà trường không cung cấp phiên dịch cho em. Tú nói với nhà trường rằng khi em đi học thì cần phải có người phiên dịch nhưng nhà trường cho rằng “em cứ vào lớp ngồi, nhìn giáo viên giảng bài thì em sẽ học được thôi”. Tú cùng với bố lên trình bày với nhà trường và cuối cùng nhà trường đã cho Tú vào lớp học cùng với người phiên dịch.

Trường hợp khác, Nguyễn Ngọc Hiệp, sinh viên năm cuối Khoa Quản lý giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM cho biết, do bị khiếm thị từ nhỏ nên em gặp rất nhiều khó khăn trong học tập.

Từ việc xe buýt từ chối đón đến việc quanh năm phải nhờ bạn bè chụp lại tài liệu trên giấy, sau đó về nhà nhờ người chuyển qua file mềm chuyên dành cho người khiếm thị, rồi phải mò mẫm các phần mềm công nghệ (vốn chỉ dành cho người sáng mắt) để theo kịp bạn bè trong lớp.

Nhiều trường hợp khác, sinh viên khuyết tật phải chấp nhận sự hên xui qua các bài kiểm tra trắc nghiệm kỹ năng nghe môn tiếng Anh, nguyên nhân vì khả năng nghe kém nhưng không được miễn, giảm môn học này.

Trước chia sẻ của nhiều sinh viên khuyết tật, ông Lê Hữu Thương, điều phối dự án Tiếp cận giáo dục dành cho sinh viên khuyết tật cho biết: “Theo thống kê của Tổng cục điều tra dân số và nhà ở năm 2009, số người khuyết tật ở Việt Nam là 7.8% dân số, tương đương với 6.1 triệu người khuyết tật. Trong số đó 0.1% là người khuyết tật có trình độ cao đẳng đại học, tức là 1000 người khuyết tật thì chỉ có 1 người học đại học cao đẳng.

Sinh viên khuyết tật gặp phải nhiều khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục bởi chi phí học tập lớn. Đối với sinh viên, dù có khuyết tật hay không khuyết tật cũng đều sử dụng những chi phí: Học phí, tài liệu học tập, nhà trọ. Nhưng đối với sinh viên khuyết tật thì phát sinh thêm một số chi phí nữa. Ví dụ như sinh viên cần có những dụng cụ hỗ trợ cho vấn đề đi lại. Sinh viên không khuyết tật thì có thể sử dụng xe bus, xe gắn máy hoặc đi bộ… nhưng sinh viên khuyết tật sẽ phải phát sinh thêm chi phí đó.

Ông Hà Lê Ân, Phó giám đốc Trung tâm Quản lý và điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM thông tin, để giúp các em sinh viên khuyết tật thuận tiện hơn trong việc đến trường, trung tâm đang lắp đặt thử nghiệm 2 trạm xe buýt có gắn bảng thông tin điện tử với đèn LED, hỗ trợ thêm giọng đọc cung cấp thông tin các tuyến xe, thời gian xe rời trạm, đón khách... đặt tại cổng Trường ĐH Sài Gòn và Cung Văn hóa Lao động TP.

Hoàng Giang (T/h)

Tin nổi bật