Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Rác ngôn ngữ ở một số gameshow - Lửa nhỏ đốt rừng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Giới trẻ sẽ được định hướng hành vi như thế nào khi mà những phát ngôn như thế được đưa lên truyền hình?

(ĐSPL) - Giới trẻ sẽ được định hướng hành vi như thế nào khi mà những phát ngôn như thế được đưa lên truyền hình?

Có vẻ như các nhà sản xuất đang cố gắng hết sức để đưa mọi mặt của đời sống lên sóng truyền hình theo đúng tinh thần của chữ “thực tế”. Chẳng thế mà khán giả mới được theo dõi những trò lố, những cảnh nhảm nhí, cảnh mắng chửi nhau như ngoài chợ... với đủ các cung bậc cảm xúc. Điều đáng nói, thay vì cắt bỏ những nội dung không phù hợp, nhiều nhà đài chỉ kiểm soát chuyện thí sinh văng tục, chửi thề bằng cách chèn những tiếng “bíp” vào đoạn hội thoại mà thôi.

Một ví dụ khá tiêu biểu phải nhắc đến là chương trình Căn hộ trong mơ. Dù được quảng bá là phù hợp với thí sinh có đam mê, có khả năng làm việc nhóm, có sự sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế nhà ở nhưng qua vài tập phát sóng, mọi chuyện lại không như kỳ vọng.

Đối với mỗi thử thách mà chương trình đưa ra, sự sáng tạo từ các thí sinh thì ít, mà phần lớn khán giả phải chứng kiến những cảnh chỉ tay thẳng mặt nhau, dùng lời lẽ khiếm nhã của các thí sinh. Là một chương trình đề cao cách làm việc nhóm, nhưng các thí sinh lại thể hiện sự độc đoán, ích kỷ một cách thái quá.

Còn nhớ tại chương trình Cuộc đua kỳ thú trước đây, thí sinh Trang Trần cũng không ngừng tuôn ra những câu khó nghe với bạn đồng hành là Hiếu Nguyễn. Trước tình hình đó, ban tổ chức cũng đã chèn tiếng “bíp” thay cho mỗi câu nói khó chịu của cô nàng qua các tập trên sóng truyền hình. Hoặc như năm ngoái, nam ca sĩ Trọng Hiếu cũng từng văng tục tại lễ trao giải Làn sóng xanh 2015 khiến nhiều người sửng sốt.

Đành rằng trong cuộc sống thường nhật, chuyện tranh luận, cãi nhau, thậm chí chửi nhau hay văng tục không phải hiếm. Nhưng nó tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, chứ không phải là hành vi thường trực của mỗi người. Hiện chúng ta chưa rõ việc cố tình để xuất hiện những cảnh tranh cãi, những phát ngôn thiếu văn hóa của một số thí sinh có phải là ý đồ của nhà đài nhằm tăng lượng người xem hay không nhưng rõ ràng hệ lụy của nó là điều khó tránh.

Giới trẻ sẽ được định hướng hành vi như thế nào khi mà những phát ngôn như thế được đưa lên truyền hình? Trẻ em sẽ học được gì từ những cảnh cãi nhau kia? Và khán giả còn phải chịu đựng đến bao giờ những cảnh chướng tai gai mắt như vậy? Trong những chương trình truyền hình thực tế chắc phải có những tình huống thực, kịch tính và thú vị nhưng không phải là đưa lên tất cả để trưng ra cho người xem. Việc chắt lọc nhằm đưa tới những giá trị về hình ảnh, về cách hành xử ở một chuẩn mực nhất định là công việc của không chỉ chương trình truyền hình thực tế mà của tất cả những chương trình giải trí nói chung.

Một nghịch lý là trong khi cả xã hội đang lên án hành động bạo lực, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì trên sóng truyền hình, việc này lại được truyền tải, thậm chí bị nhà đài cắt xén, lắp ghép để nội dung thêm kịch tính hơn.

Vậy là trong khi nhiều thành phố đang đau đầu nghĩ ra các liệu pháp để người dân có những ứng xử ngày càng văn minh thì một số chương trình truyền hình dường như lại “đầu độc” bằng những hình ảnh, hành vi phản giáo dục, phản văn hóa. Tuy số lượng những chương trình này chưa nhiều, nhưng chẳng phải một đốm lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả một cánh rừng đó sao?

PHẠM VĂN

Xem thêm video Giải trí:

[mecloud]eLkSTKGIV0[/mecloud]

Tin nổi bật