Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quốc hội thông qua Dự thảo Luật Quy hoạch: Tầm nhìn quy hoạch quốc gia từ 30 - 50 năm

(DS&PL) -

Sáng nay (24/11), Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật Quy hoạch với 88,19 % đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Sáng nay (24/11), Quốc hội đã thông qua Dự thảo Luật Quy hoạch với 88,19 % đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Quy hoạch. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Luật Quy hoạch được Quốc hội thông qua bao gồm 6 Chương, 59 Điều và 3 Phụ lục.

Luật này quy định việc lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia; quản lý nhà nước trong hoạt động quy hoạch.

Luật áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, công bố, thực hiện, đánh giá, điều chỉnh quy hoạch trong hệ thống quy hoạch quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Luật quy định hệ thống quy hoạch quốc gia gồm quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia. Cùng với đó là quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định; quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.

Về thời kỳ quy hoạch của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch cấp quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm. Tầm nhìn của quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh là từ 20 năm đến 30 năm.

Luật cũng quy định 7 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch như lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan; Cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; Không công bố, công bố chậm,công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu trong hoạt động quy hoạch;  Thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt...

Về thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch, Chính phủ tổ chức lập quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; Thủ tướng Chính phủ tổ chức lập quy hoạch vùng; Các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch tỉnh.

Thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia do Quốc hội quyết định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; Đối với quy hoạch Thủ đô, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của Quốc hội.

Luật cũng quy định rõ, cơ quan quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch mới có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh quy hoạch. Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch chịu trách nhiệm tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch. Đặc biệt, việc điều chỉnh quy hoạch không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 53 của Luật này.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2019.

Các quy định của Luật này về lập, thẩm định quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018.

Chính phủ bảo đảm kinh phí lập, thẩm định quy hoạch quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Theo Trang Thu/TTXVN

Tin nổi bật