Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Quên ăn, quên ngủ" để xây nhà cho người âm đón Tết

(DS&PL) -

Cuối năm là thời điểm mọi người cải táng, tu sửa mộ để bày tỏ lòng tri ân ông bà tổ tiên. Vì vậy, đây là “mùa” hái bạc triệu của những người thợ xây.

Cuối năm là thời điểm mọi người cải táng, tu sửa mộ để bày tỏ lòng tri ân ông bà tổ tiên. Vì vậy, đây là “mùa” bận rộn của những người thợ xây.

Cả năm thảnh thơi, cuối năm bận rộn

Với quan niệm “Trần sao âm vậy” nên người Việt rất chú trọng đến chuyện xây dựng, sửa sang mồ mả cho người khuất. Họ mong muốn mồ mả tổ tiên sạch sẽ, khang trang, cao ráo. Có như vậy, ông bà tổ tiên mới phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an, nhà cửa êm ấm.

Từ đây, dịch vụ xây sửa nhà cho người âm vào dịp cuối năm trở thành nghề “hot”, có mức thu nhập khủng khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Anh Trần Thắng, 45 tuổi, xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam là thợ cả lâu năm, chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật: “Ngày bình thường, tôi là thợ xây nhà, công việc túc tắc đủ trang trải cuộc sống sinh hoạt. Còn cuối năm mới là thời gian tôi kiếm được nhiều tiền hơn nhờ nghề xây nhà cho người khuất. Công việc bận rộn vào 2 tháng trước Tết.

Tôi sẽ gác lại công trình khác để xây mộ. Tính tới hiện tại, tôi nhận được đơn đặt hàng xây gần 50 ngôi mộ quanh khu vực, giảm hơn so với năm ngoái một nửa. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến kinh tế eo hẹp, nhiều nhà không có nhu cầu tu sửa mồ mả”.

Cuối năm là dịp mọi người tôn sửa lại mộ gia tiên.

Chị Lã Bình, vợ anh Thắng tâm sự: “Chồng tôi là thợ chính, còn tôi xách vữa phụ chồng. Những ngày này bận tối mặt tối mũi ngoài đồng, không có thời gian ngó ngàng nhà cửa. Lợn, gà vịt đều phải nhờ ông bà ở nhà cho ăn. Hai vợ chồng tôi đi làm từ sớm tinh mơ đến tối muộn mới về. Bù lại, tiền công rất cao, tôi phụ hồ một ngày được 250.000 đồng. Chồng tôi thì kiếm được khoảng 500.000 đồng”.

Công làm một ngày của những người thợ xây cao gấp đôi ngày thường.

Anh Nguyễn Hải, xã Hưng Công, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam cho biết: “Khoảng 3 tháng cuối năm tôi nhận được nhiều người thuê xây mồ mả. Công việc này nhàn và nhanh hơn nhiều so với xây nhà. Hơn thế, thu nhập lại tốt hơn. Giá một ngôi một trung bình 5.000.000 đồng, khoảng 3 người xây trong hai ngày. Có ngôi mộ lớn giá hàng chục, hàng trăm triệu đồng. Như năm ngoái, trừ các chi phí, tôi lãi được gần 80.000.000 triệu đồng”.

Làm nghề bằng cái tâm

Nghề nào cũng vậy, muốn gắn bó lâu dài cần đặt chữ tâm lên hàng đầu, nhất là nghề xây nhà cho người đã khuất. Làm việc này cần cẩn thận, khéo léo, tỏ lòng thành kính, nghiêm túc.

Trước khi tiến hành xây sửa, những người thợ sẽ cùng người nhà chuẩn bị lễ quả, thắp hương khấn vái cho công việc tôn tạo mộ được thuận lợi, suôn sẻ để ông bà tổ tiên có “nhà mới” đón Tết.

Từ sáng sớm nhưng bãi nghĩa trang địa phương đã nhộn nhịp người.

Chị Bình cũng chia sẻ thêm rằng việc xây mồ mả chứa nhiều yếu tố tâm linh. Vì vậy cần làm việc nghiêm túc, tránh ham tiền mà xây ẩu, xây cho xong mà không quan tâm đến chất lượng. Làm việc cẩu thả sẽ gây ra động mồ mả khiến lương tâm cắn rứt. Lúc đầu mới làm nghề này, tôi thấy áp lực kinh khủng. Nhưng làm nhiều nên giờ tôi đã quen công việc, cảm thấy bình thường”.

“Xây nhà cho người khuất đơn giản và nhanh gọn hơn rất nhiều. Mỗi ngôi mộ chỉ cần xây 2 – 3 ngày là hoàn thiện. Việc xây sửa cũng không cần dựng giàn giáo. Tuy nhiên cần phải xây nhanh, xây đẹp và đảm bảo đúng kỹ thuật. Nhiều chủ nhà khó tính, họ còn khoán giờ hoàn thành cho thợ để kịp cúng lễ.

Nếu xây đẹp, hoàn thiện đúng thời gian thì được thưởng tiền. Nếu không đúng ý họ, thợ sẽ bị quở mắng và phạt tiền. Khổ nhất là khi xây nhiều người đứng bàn luận, mỗi người một ý, khó thống nhất được. Đây đúng là nghề làm dâu trăm họ”.

Có những ngôi mộ trị giá hàng trăm triệu đồng, được xây dựng trong nhiều ngày.

Hoàn thành công việc, mỗi người thợ lại có thêm một niềm vui. Chỉ cần ngắm nhìn thành quả, những người thợ lại cảm thấy hạnh phúc, nhẹ lòng bởi họ đã xây được ngôi nhà mới cho người âm đón Tết. Không quản vất vả ngày đêm, những người thợ luôn chỉn chu, làm việc bằng cả cái tâm để không áy náy với người khuất và thân nhân của họ.

Ứng Hà Chi
 

Tin nổi bật