Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quan điểm luật sư: Xem xét trách nhiệm kíp mổ quên kéo trong bụng 18 năm

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo quan điểm của các luật sư, sai sót này do kíp mổ thực hiện phải chịu trách nhiệm và có liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện chủ quản.

(ĐSPL) - Theo quan điểm của các luật sư, sai sót này do kíp mổ thực hiện phải chịu trách nhiệm và có liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện chủ quản.

Liên quan đến sự việc ông Ma Văn Nhật (54 tuổi, Bình Trung, Chợ Đồn, Bắc Kạn), bất ngờ phát hiện trong ổ bụng có một chiếc panh dài 15cm. Theo ông Nhật, lần phẫu thuật gần nhất là vào tháng 6/1998 tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn.

Trong một lần đi khám, ông Nhật đã phát hiện vật thể trong bụng mình.

Sự việc đã trải qua 18 năm, đây cũng được coi là trường hợp hy hữu trong ngành Y. Các luật sư đã có nhận định về tính pháp lý và trách nhiệm giữa các bên trong vụ việc này.

Luật sư Lê Minh Công – Trưởng VP Luật sư số VI nêu quan điểm: Qua sự việc trên, cho thấy có sai sót trong khi mổ lần trước của ông Nhật. Sai sót này do kíp mổ thực hiện phải chịu trách nhiệm và có liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện chủ quản.

Ông Nhật có quyền yêu cầu bệnh viện xem xét trách nhiệm đối với chi phí và tình trạng bệnh của ông do dị vật gây nên. Ông có quyền yêu cầu phải bồi thường các chi phí cho các lần chữa bệnh và mổ sau khi có dị vật trong bụng, nếu không ông Nhật có quyền khởi kiện ra tòa. Kíp mổ và bệnh viện chủ quản sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm.

Luật sư Lê Minh Công nêu quan điểm về trách nhiệm của kíp mổ.

"Rất may là việc này không gây hậu quả quá nghiêm trọng, nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cá nhân bác sỹ mổ đã phải chịu trách nhiệm về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên trách nhiệm của bác sỹ mổ và kíp mổ cũng cần được xem xét thấu đáo và nghiêm túc." - Luật sư Minh phân tích.

Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng VP Luật sư Ánh sáng Công Lý cũng đưa ra quan điểm: Nếu chứng minh được chiếc kéo trong bụng bệnh nhân do Các bác sĩ thực hiện ca mổ 18 năm trước bỏ quên trong bụng anh Nhật thì anh Nhật có quyền yêu cầu bệnh viện tỉnh Bắc Kạn bổi thường thiệt hại.

“Mức bồi thường thiệt hại do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, ông Ma Văn Nhật có quyền khởi kiện ra tòa yêu cầu Bệnh viện tỉnh Bắc Kạn bồi thường thiệt hại.” – Luật sư Kiên nói.

Luật sư Kiên cho rằng bệnh nhân Nhật có thể đòi bồi thương.

Vị luật sư này cho biết thêm, trong vụ việc này chỉ đặt ra vấn đề bồi thường dân sự còn việc xử lý các bác sỹ trong kíp mổ là không thể thực hiện được bất kể hậu quả ra sao do đã hết thời hiệu xử lý hình sự và hành chính.

Trước đó đã đưa tin, ngày 25/12, ông Ma Văn Nhật (54 tuổi, Bình Trung, Chợ Đồn, Bắc Kạn) đi khám tại BV Gang thép Thái Nguyên, bất ngờ phát hiện trong ổ bụng có một chiếc panh dài 15cm.

Theo ông Nhật, ngoại trừ lần phẫu thuật vào tháng 6/1998 tại bệnh viện tỉnh Bắc Kạn, suốt 18 năm qua, ông chưa từng phải vào viện mổ lần nào. Sau phẫu thuật, ông Nhật vẫn sinh hoạt, ăn uống bình thường.

Cho đến gần đây, nhiều lần thấy đau bụng âm ỉ và đi khám thì phát hiện ra dị vật trong bụng.

Bệnh nhân đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên vào ngày 31/12/2016. Chiếc panh đã bị han gỉ, và đâm thủng đại tràng của bệnh nhân đã được bác sĩ lấy ra thành công. 

Đại diện gia đình ông Ma Văn Nhật cũng nhìn nhận đây là sự cố đáng tiếc, không mong muốn xảy ra. Gia đình người bệnh cũng bày tỏ sự thông cảm với sự cố trên và sẽ không khiếu kiện gì về ca mổ bỏ quên dị vật là chiếc panh phẫu thuật cách đây 18 năm.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, sáng ngày 1/1/ 2017, ông đã thay mặt Bộ Y tế đến thăm hỏi bệnh nhân bị quên panh trong bụng đã được phẫu thuật lấy ra tại Bệnh viện Gang thép Thái Nguyên.

Điều 285 Bộ luật hình sự quy định:

 1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm.

3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.


 

 

Tin nổi bật