Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quan chức EU bị yêu cầu xin lỗi vì phát biểu tiêu cực về vaccine COVID-19 của Nga

(DS&PL) -

Các nhà phát triển Sputnik V đã yêu cầu người đứng đầu Cơ quan Dược phẩm châu Âu phải xin lỗi vì phát biểu tiêu cực về loại vaccine COVID-19 này.

Các nhà phát triển Sputnik V đã yêu cầu người đứng đầu Cơ quan Dược phẩm châu Âu phải xin lỗi vì phát biểu tiêu cực về loại vaccine COVID-19 này.

Theo Reuters, các nhà phát triển vaccine Sputnik V đã yêu cầu Christa Wirthumer-Hoche, người đứng đầu Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) của Liên minh châu Âu (EU), phải xin lỗi vì những bình luận tiêu cực về loại vaccine ngừa COVID-19 do Nga phát triển.

"Chúng tôi yêu cầu Christa Wirthumer-Hoche xin lỗi công khai vì những bình luận tiêu cực của bà ấy về việc các quốc gia EU trực tiếp phê duyệt Sputnik V", các nhà phát triển đăng trên Twitter ngày 9/3.

"Bình luận của bà Wirthumer-Hoche đặt ra nghi vấn về khả năng can thiệp chính trị vào quá trình EMA đang đánh giá vaccine của Nga giữa lúc Sputnik V đã được 46 quốc gia chấp thuận", tuyên bố cho hay.

"Bình luận như vậy là không phù hợp, hạ thấp uy tín của EMA và quy trình đánh giá của cơ quan này. Các loại vaccine và bản thân EMA nên được đặt lên trên và vượt qua yếu tố chính trị", tuyên bố trên trang Twitter của Sputnik V cho biết.

Vaccine Sputnik V đã được cấp phép sử dụng ở 46 quốc gia. Ảnh minh họa

Trước đó, bà Wirthumer-Hoche ngày 7/3 đã phát biểu rằng việc cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Sputnik V "tương đương chơi trò cò quay Nga".

"Tôi nghiêm túc khuyến cáo không cấp phép sử dụng khẩn cấp (cho vaccine Sputnik V)", người đứng đầu EMA nói với hãng thông tấn ORF của Áo.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng gọi tuyên bố của Wirthumer-Hoche là "đáng trách" và "không phù hợp". "Không ai nên nghi ngờ rằng đây là một trong những loại vaccine phổ biến nhất và có lẽ đáng tin cậy nhất trên thế giới", Peskov nói với phóng viên.

Sputnik V là vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới đăng ký danh sách sử dụng khẩn cấp lên Tổ chức Y tế Thế giới WHO vào tháng 10/2020.

Sputnik V có tỷ lệ hiệu quả là 91,6%. Tỷ lệ hiệu quả của Sputnik V thấp hơn hai loại vaccine của Pfizer-BioNTech và AstraZeneca, tuy nhiên cao hơn CoronaVac do Trung Quốc phát triển.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật