Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Quái xế" đường phố hoành hành, chuyên gia đề xuất cách dẹp nạn

  • Thành Lâm
(DS&PL) -

Những tiếng rú ga, nẹt bô trên đường phố mỗi khi đêm xuống, hay những vụ tai nạn nghiêm trọng mà nạn nhân đều chịu cảnh “họa vô đơn chí” là mối lo lắng của xã hội.

"Quái xế" đường phố hoành hành – Người dân “họa vô đơn chí”

Khi vụ tai nạn nghiêm trọng khiến một cô gái tử vong khi chờ đèn đỏ tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Bà Triệu (Hà Nội) vẫng đang trong quá trình điều tra, thì thêm các thông tin, hình ảnh về những nhóm “quái xế” lộng hành trên đường phố Hà Nội được chia sẻ. Đáng nói hơn, những đối tượng này đều đang trong độ tuổi vị thành niên, trong đó có nhiều em còn đang đi học. Mỗi buổi tối, các nhóm "quái xế" tụ tập, phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng, bấm còi inh ỏi khiến người đi đường khiếp sợ và gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm, tạo nên làn sóng bức xúc và làm dấy lên những lo ngại về vấn nạn “quái xế” trên địa bàn cả nước.

Các đối tượng thanh thiếu niên điều khiển mô tô, xe máy “đầu trần”, lạng lách đánh võng kịp thời bị ngăn chặn.

Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong tháng 10/2024, chưa đầy 1 tháng triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông lứa tuổi học sinh, lực lượng CSGT – trật tự toàn thành phố đã xử lý hơn 6 nghìn trường hợp vi phạm giao thông trong lứa tuổi học sinh với hàng trăm xe máy bị tạm giữ, hàng chục thanh thiếu niên bị xử lý trong mỗi vụ việc.

Một hội thảo về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng mới đây cho thấy con số khiến nhiều người bất ngờ là có đến 38,5% đối tượng đua xe trái phép là học sinh, chủ yếu là học sinh cấp 3, 23,5% là học sinh đã bỏ học. Những vụ lập nhóm đua xe, mang hung khí, giải quyết mâu thuẫn cá nhân thường có đến 99% là nam giới tham gia; 34,8% đối tượng vi phạm dưới 16 tuổi, 46% từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.

Dẹp nạn sao cho hiệu quả, triệt để?

Việc tụ tập lạng lách, đua xe là hành vi đặc biệt nguy hiểm, trực tiếp xâm phạm tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thông, gây mất ổn định cho xã hội và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người. Dù đã bị cấm từ lâu nhưng tình trạng này vẫn tiếp tục diễn ra và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho thấy các giải pháp hiện tại vẫn chưa đủ mạnh mẽ và hiệu quả để giải quyết triệt để vấn đề.

Lực lượng chức năng bố trí tuần tra phát hiện các đối tượng tụ tập lại thành các nhóm, phóng nhanh, vượt ẩu gây mất an toàn giao thông.

Thời gian qua, các lực lượng chức năng, cảnh sát cơ động,.. đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện, quyết liệt ra quân đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, phối hợp với Công an các quận, huyện xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Các tổ công tác 141 đã bắt giữ gần 800 phương tiện với các đối tượng có hành vi điều khiển xe máy chạy tốc độ cao, lạng lách… Đặc biệt trong tháng 10 vừa qua, sau gần 1 tháng triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn giao thông lứa tuổi học sinh, lực lượng CSGT, CSGT-TT toàn thành phố xử lý hơn 6.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông trong nhóm lứa tuổi học sinh, tạm giữ gần 3.000 phương tiện các loại.

Trao đổi với PV, TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, Pháp luật đã có chế tài xử lý người vi phạm, nhưng đối với các đối tượng là trẻ vị thành niên, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho các cháu nhận thức được trong quá trình tham gia giao thông nguy hiểm như thế nào. Đặc biệt, các cơ quan chức năng cần giám sát giao thông một cách triệt để, ngăn chặn các vụ đua xe trái phép không diễn ra là tốt nhất.

“Bên cạnh việc xử lý trực tiếp người điều khiển phương tiện giao thông, cơ quan chức năng sẽ gắn trách nhiệm và xử lý những trường hợp giao xe cho người không đủ điều kiện. Có như vậy, mới ngăn chặn được tận gốc, ngăn chặn từ trước, tức là an toàn chủ động để xử lý tất cả những vấn đề này” , TS Khương Kim Tạo cho biết.

Cũng theo TS Khương Kim Tạo, để xử lý triệt để vấn đề này cần áp dụng hành lang pháp lý thật chặt chẽ. Trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh đường bộ do Bộ Công an soạn thảo, có đề xuất một số trường hợp sẽ bị tịch thu xe máy như: đua xe trái phép, buông cả hai tay khi đang lái xe, dùng chân lái xe, lái xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong và ngoài đô thị. Bên cạnh đó rất cần sự chung tay kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giáo dục thay đổi nhận thức của thanh, thiếu niên về đua xe, giúp họ hiểu được những hiểm họa và hậu quả nghiêm trọng của hành vi này.

Tin nổi bật