Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Quả bàng có ăn được không?

  • Thùy Dung(T/h)
(DS&PL) -

Nhiều phụ huynh băn khoăn liệu trẻ em ăn quả bàng có an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là câu trả lời?

Quả bàng có thể ăn được, nhưng phần cùi khá mỏng. Khi còn non và xanh, quả bàng không có xơ, bên trong màu trắng, vị chát chát, chua chua và hơi đắng. Nhiều người thích ăn quả bàng non chấm muối ớt.

Khi chín, phần thịt quả bàng có vị chua và chát. Trẻ em thường thích đập vỡ hạt bàng để lấy phần nhân bên trong. Nhân bàng có vị ngọt, chứa nhiều dầu, thường được thu nhặt, phơi khô, đập bỏ vỏ cứng rồi chế biến thành thức ăn, phổ biến nhất là làm mứt.

Quả bàng có thể ăn được, nhưng phần cùi khá mỏng. Ảnh minh họa

Theo Health Benefits Times, nhân hạt bàng chứa nhiều khoáng chất như kali, canxi, magie, natri... cùng hai axit béo quan trọng là axit linoleic và linolenic. Hai loại axit này có tác dụng giảm viêm trong cơ thể, đồng thời hỗ trợ giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu), cải thiện sức khỏe làn da và mái tóc.

Health Benefits Times cũng chỉ ra một số lợi ích sức khỏe khác từ quả bàng như sau:

Giúp xương chắc khỏe: Nhân hạt bàng giàu phốt pho - một khoáng chất quan trọng trong quá trình hình thành xương và phục hồi tế bào. Do đó, ăn quả bàng điều độ với lượng vừa phải có thể giúp xương và răng chắc khỏe hơn.

Cân bằng huyết áp: Kali có trong cả quả và hạt bàng giúp cân bằng và ổn định huyết áp. Ngoài ra, nhiều chất dinh dưỡng khác trong quả bàng cũng góp phần mang lại lợi ích này cho sức khỏe.

Tăng cường miễn dịch: Nhân hạt bàng chứa kẽm và mangan - hai thành phần thiết yếu giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, carbohydrate.

Vitamin E trong quả bàng là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại và ngăn ngừa các bệnh mãn tính nguy hiểm.

Ngừa táo bón: Chất béo không bão hòa đơn trong nhân hạt bàng giúp giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế việc nạp quá nhiều calo. Chất xơ trong nhân hạt bàng cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ nhu động ruột, từ đó hỗ trợ giảm cân.

Chất xơ còn giúp ngăn ngừa táo bón. Bạn có thể tăng cường hiệu quả này bằng cách uống đủ nước để quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.

Chỉ cần ăn 4-5 quả bàng là bạn đã cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết để điều hòa hệ tiêu hóa.

Điều hòa huyết áp: Kali có trong cả quả và hạt bàng giúp điều hòa huyết áp, kiểm soát các biến động huyết áp. Ngoài ra, nhiều dưỡng chất khác trong quả bàng cũng góp phần mang lại lợi ích ổn định huyết áp này.

Bảo vệ tim mạch: Quả bàng chứa chất béo không bão hòa đơn, kali và protein, có lợi cho sức khỏe tim mạch. Magiê trong quả bàng giúp ngăn ngừa các cơn đau tim, trong khi vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tim khỏi các bệnh lý.

Việc thường xuyên ăn quả bàng giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ thức ăn di chuyển qua đại tràng dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Ảnh minh họa

Ngoài ra, quả bàng còn giúp giảm protein phản ứng C (CRP), một tác nhân gây viêm động mạch. Nguồn axit folic dồi dào trong quả bàng cũng hỗ trợ giảm homocysteine, một yếu tố khiến mỡ tích tụ trong động mạch.

Ngừa ung thư: Việc thường xuyên ăn quả bàng giúp tăng cường nhu động ruột, hỗ trợ thức ăn di chuyển qua đại tràng dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc tiêu thụ các loại hạt như đậu phộng, óc chó và hạt bàng có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc ung thư vú.

Lưu ý khi ăn quả bàng

Thịt quả bàng khá mỏng, có vị chua nhẹ và ngọt hậu. Phần nhân bên trong hạt bàng mới là nơi chứa nhiều dưỡng chất quý giá. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều hạt bàng có thể gây ra táo bón, đầy hơi do hàm lượng chất xơ cao. Một số người còn có thể gặp các triệu chứng như đau đầu, tiêu chảy, mờ mắt, đầy hơi và chóng mặt.

Việc ăn quá nhiều hạt bàng cũng có thể dẫn đến tăng cân vì hạt chứa nhiều chất béo và calo.

Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với hạt bàng, với các biểu hiện như khó thở và phát ban.

Tin nổi bật