Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phút nói thật: Nếu trượt đại học bạn sợ nhất điều gì, mong muốn gì?

(DS&PL) -

Đại học là bước ngoặt quan trọng của cuộc đời, là con đường ngắn nhất, chứ chưa bao giờ là con đường duy nhất để dẫn đến thành công.

Sau khi trải qua cú sốc trượt đại học, nhiều bạn đã chia sẻ cảm xúc của mình tại thời điểm đó và bày tỏ quan điểm trượt đại học không phải là thảm họa, có nhiều con đường khác dẫn đến thành công...

Đến nay, một số trường đại học trên cả nước đã bắt đầu công bố điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2018. Đại học là một trong những thử thách lớn đầu tiên chúng ta phải vượt qua để tiến bước vào cuộc đời. Nó được coi là bước ngoặt quan trọng quyết định môi trường mà chúng ta sẽ học tập, những con người chúng ta sẽ gặp gỡ và còn ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này của chúng ta.

Thế nhưng, đại học chỉ là con đường ngắn nhất, chứ chưa bao giờ là con đường duy nhất để dẫn đến thành công.

[presscloud]3496[/presscloud]

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc phỏng vấn nhanh với những bạn trẻ đã từng trượt đại học để biết các bạn đã vượt qua "cú sốc" đó như thế nào, cảm thấy ra sao và mong muốn gì vào thời điểm đó.

Bạn Hồng Hạnh (SN 1999) bày tỏ: "Cú sốc trượt đại học quả thực không dễ để vượt qua. Tôi còn nhớ mình đã khóc rất nhiều, nhốt mình trong phòng riêng và lảng tránh bố mẹ. Khi ấy, điều khiến tôi sợ nhất là phải ra đường, gặp mọi người với những câu hỏi: "Biết đỗ hay trượt chưa?", "Đỗ trường nào rồi"... Mỗi lần nghe thấy tiếng gõ cửa phòng là người tôi run lên, tôi sợ đối diện với bố mẹ, sợ nhìn thấy vẻ thất vọng của họ. Tôi chỉ ước có thể đi đâu đó thật xa, đến nơi mà không ai biết mình là ai để tĩnh tâm lại.

Và như hiểu được tôi muốn gì, bố đã gửi cho tôi một tin nhắn điện thoại với nội dung bố mẹ mong tôi đừng buồn, học muộn đại học một năm biết đâu sẽ đưa đến cho tôi những trải nghiệm mới thú vị hơn, bố đã chuẩn bị hành lý để sẵn sàng cùng tôi "đi phượt", cùng tôi khám phá những vùng đất mới như những gì tôi ao ước từ khi còn học THPT. Bằng cách riêng của mình, bố mẹ giúp tôi nhẹ nhàng vượt qua cú sốc đầu đời, giúp tôi hiểu rằng khi có một cánh cửa chưa sẵn sàng mở ra chào đón bạn, thì hãy thử khám phá những cánh cửa đang mở sẵn, cuộc sống luôn có những ngã rẽ thú vị".

Bạn Nguyễn Hữu Chiến (SN 2000) cho biết: “Khi biết tin mình không đỗ đại học, tôi thấy rất buồn và lo lắng cho tương lai mình sẽ đi về đâu vì đã bỏ lỡ một cơ hội lớn trong cuộc đời. Khi đó, điều tôi lo sợ nhất là áp lực từ gia đình. Tôi hy vọng gia đình sẽ hiểu và thông cảm cho tôi”.

Có cùng quan điểm, bạn Lại Minh Quốc chia sẻ: “Khi trượt đại học, tôi rất buồn, thất vọng và có chút tiếc nuối vì đã cố gắng hết sức nhưng không thể bước chân vào cánh cổng đại học. Khi đó, tôi sợ phải đối diện với mọi người đặc biệt là với bố, mẹ. Tôi hy vọng bản thân có thể vượt qua khoảng thời gian khó khăn này nhanh chóng”.

Là một sinh viên đã ra trường và từng trượt đại học 4 năm về trước, bạn Vi Văn Tý (SN 1996, Thanh Hóa) cho biết thêm: “Thời điểm tôi trượt đại học, tôi rất buồn, đặc biệt sợ đối diện với gia đình. Nhưng theo cá nhân tôi, đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công, còn rất nhiều lựa chọn khác như học nghề, xuất khẩu lao động,… Hy vọng các bạn học sinh năm nay không đỗ đại học sẽ vượt qua được chính mình và tìm được con đường phù hợp với bản thân”.

 

Vi Văn Tý chia sẻ cảm xúc khi trượt đại học.

Bên cạnh đó, bày tỏ suy nghĩ của mình về việc trượt đại học, bạn Nhất (SN 1999, Thanh Hóa) tâm sự: “Tôi chỉ có lực học trung bình nên việc trượt đại học cũng là điều bình thường. Hiện nay, nhiều sinh viên học đại học ra trường vẫn thất nghiệp. Như vậy, các bạn vừa lãng phí thời gian, vừa tốn kém về tiền bạc”.

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật