Trong tuần qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã thông báo kế hoạch tổ chức một cuộc họp giữa các đốc cấp cao phụ trách vấn đè vũ khí quốc gia với các nước đồng minh để bàn về các kế hoạch viện trợ dài hạn cho Ukraine và lấp đầy lại kho dự trữ vũ khí của họ.
Thông tin về cuộc họp trên tại Căn cứ Không quân Ramsetin ở Đức, ông Austin cho biết: "Cuộc họp sẽ thảo luận về cách các căn cứ công nghiệp quốc phòng của chúng tôi có thể trang bị tốt nhất cho các lực lượng của Ukraine, đảm bảo những gì họ cần".
Trước đó, ngày 9/9 (giờ địa phương), Giám đốc phụ trách mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc, ông Bill LaPlante, thông tin cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào ngày 28/9.
Ông LaPlante giải thích mục tiêu là xác định "làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục làm việc cùng nhau để tăng cường sản xuất các năng lực chính và giải quyết các vấn đề của chuỗi cung ứng cũng như tăng khả năng tương tác và khả năng thay thế lẫn nhau giữa các hệ thống của chúng ta".
Pháo tự hành M109A6 Paladin của Lục quân Mỹ. Ảnh: Lục quân Mỹ
Không phải tất cả các nước NATO sở hữu các loại vũ khí giống nhau nhưng chúng tương thích với nhau. Vì vậy, đạn dược được sản xuất tại một quốc gia trong liên minh vẫn có thể được sử dụng ở quốc gia khác.
Khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, quân đội Ukraine chủ yếu sử dụng vũ khí và đạn dược phù hợp với tiêu chuẩn của Nga. Nhưng trong vòng vài tháng, khi những loại vũ khí này cạn kiện, đặc biệt là trong các hệ thống pháo và tên lửa quan trọng, Kyiv đang ngày càng phụ thuộc vào các đồng minh phương Tây với những đợt viện trợ vũ khí tiêu chuẩn của NATO.
Tuy nhiên, việc viện trợ vũ khí số lượng lớn đã khiến các kho vũ khí đạn dược của bản thân các nước phương Tây cạn kiệt dần. Do đó, việc xây dựng lại kho vũ khí cũng rất quan trọng.
Vào tháng 7, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố 500 triệu euro để mua chung trong hai năm tới để bổ sung vũ khí cung cấp cho Kyiv. Trong đó, ưu tiên các hệ thống tên lửa phòng không và thiết giáp, cùng các loại đạn và pháo 155mm.
Ủy viên châu Âu Thierry Breton cho biết các nước EU "đã phải dùng tới lượng dự trữ đạn dược, pháo hạng nhẹ và hạng nặng, hệ thống phòng không và chống tăng, thậm chí cả xe bọc thép và xe tăng".
Theo đó, ông cảnh báo: "Việc này đã tạo ra một lỗ hổng trên thực tế cần được giải quyết ngay lập tức".
Mỹ, nhà tài trợ quốc phòng chính cho Ukraine kể từ khi xung đột bắt đầu, đã cam kết các gói viện trợ vũ khí trị giá 15,2 tỷ USD, bao gồm tên lửa chống tăng Javelin, pháo và đạn dược tương thích với vũ khí của NATO.
Lầu Năm Góc đã cung cấp khoảng 800.000 viên đạn pháo 155mm cho Ukraine, trong khi Mỹ chỉ có một nhà máy sản xuất loại đạn này là nhà máy General Dynamics ở Scranton ở Pennsylvania. Nhà máy này chỉ sản xuất 14.000 viên đạn mỗi tháng.
Ông LaPlante cho chỉ ra: "Chúng tôi có kế hoạch để đạt được mức sản xuất đạn dược tăng dần lên đến 36.000 viên một tháng trong khoảng ba năm".
Dù vật, sản lượng vũ khí hàng năm cũng chỉ mới bằng hơn một nửa so với những gì Washington đã cung cấp cho Ukraine trong vòng chưa đầy6 tháng xung đột.
Theo đó, Lầu Năm Góc muốn các đồng minh tăng cường dây chuyền sản xuất của riêng họ để giúp bổ sung kho dự trữ. Quân đội Mỹ gần đây đã công bố một loạt hợp đồng mới với các nhà sản xuất vũ khí trong và ngoài nước để thực hiện điều này.
Hợp đồng này bao gồm 364 triệu USD cho việc sản xuất 250.000 viên đạn pháo 155mm, 624 triệu USD cho tên lửa phòng không Stinger, 324 triệu USD cho tên lửa chống tăng Javelin và hàng triệu USD khác cho các hệ thống vũ khí, đạn dược và vật tư quốc phòng khác.
Minh Hạnh (Theo Euractiv)