(ĐSPL) – Vô sinh ở nam giới đang là một trong những mối lo ngại của rất nhiều người. Hiện nay, đã có một số những phương pháp chữa trị vô sinh ở nam khá hiệu quả.
Theo thông tin của báo Thanh niên trích dẫn từ khoa Hiếm muộn Bệnh viện phụ sản Từ Dũ (TP Hồ Chí Minh), mỗi năm có khoảng 12.000 lượt cặp vợ chồng đến khám và điều trị, trong đó tỷ lệ đàn ông bị vô sinh chiếm đến hơn 50\%. Trong việc điều trị vô sinh ở nam, hiện nay có một số phương pháp như sau:
Cũng theo báo Thanh niên, phương pháp này dùng để điều trị cho bệnh nhân có tinh trùng yếu và những bệnh nhân không có bệnh lý rõ ràng. Theo phương pháp này, các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân mặc quần lót rộng, tắm thường xuyên để hạ nhiệt ở bìu thì chất lượng tinh trùng có thể cải thiện.
Nam giới có tinh trùng yếu có thể điều trị chứng vô sinh bằng phương pháp tự nhiên. Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, người điều trị nên bỏ thói quen hút thuốc lá để tăng chất lượng tinh trùng. Ngoài ra, hai vợ chồng cần giao hợp thường xuyên, khoảng 2-4 lần mỗi tuần, để giúp kích thích tinh hoàn sinh tinh.
Phương pháp này cũng dùng cho nam giới có tinh trùng yếu hoặc bị nhiễm trùng. Theo báo Pháp luật TP. HCM, các thuốc thường dùng là các thuốc chống ôxy hóa như vitamin E và C hay clomiphene. Một số loại thuốc điều trị thiểu năng tinh trùng như: androgens, antiestrogen, aromatase inhibito, hCG, GnRH agonist, FSH, GH....
Nếu bệnh nhân có tinh dịch bị nhiễm trùng thì dùng kháng sinh sẽ giúp tinh dịch đồ cải thiện nhanh. Nếu bệnh nhân không có tinh trùng do não không tiết ra các nội tiết tố hướng sinh dục để kích thích sinh tinh (FSH và LH), thì chích các chất này mang lại hiệu quả cao (90\%) nhưng rất tốn kém (300.000đ – 600.000đ/mũi) và phải chích liên tục với 3 mũi/tuần, trong 6 tháng.
Đây là phương pháp dành cho các bệnh nhân nam có bệnh lý. Thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào phương pháp mổ, tay nghề của bác sĩ phẫu thuật. Thời gian cải thiện tinh trùng, có thai tự nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp.
Phương pháp phẫu thuật trong điều trị vô sinh thường dành cho các bệnh nhân nam có bệnh lý. Ảnh minh họa. |
Đối với giãn tĩnh mạch tinh, vi phẫu thuật cột tĩnh mạch tinh giãn hai bên ngả bẹn – bìu giúp tỉ lệ tinh trùng cải thiện trong 60\%-70\% trường hợp và tỉ lệ có thai là 40\% trong 1 năm.
Đối với vấn đề tắc ống dẫn tinh do triệt sản, phẫu thuật nối ống dẫn tinh có thể cho kết quả thành công đến 70\%-90\% và tỉ lệ có thai tự nhiên là 30\%-55\%.
Đối với tắc mào tinh, vi phẫu thuật nối ống dẫn tinh – mào tinh kiểu lồng hai mũi có kết quả thành công thấp hơn đạt khoảng 80\% trường hợp, với tỉ lệ có thai tự nhiên sau mổ vào khoảng 40\%-50\% trường hợp.
Riêng trường hợp tinh hoàn ẩn, thành công rất thấp (10\%-15\%), nếu điều trị quá trễ thì không còn hy vọng.
Phẫu thuật nội soi cắt ống phóng tinh để điều trị vô sinh do tắc ống phóng tinh có tỉ lệ thành công vào khoảng 60\% trường hợp với tỉ lệ có thai tự nhiên là 30\%-40\% trường hợp.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo dùng cho những nam giới có tinh trùng ít, yếu, xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh hoặc người không tinh trùng trong tinh dịch (lấy tinh trùng bằng phẫu thuật mào tinh, tinh hoàn).
Hiện nay, phương pháp thụ tinh nhân tạo ở nam giới bao gồm 3 kỹ thuật.
Bơm tinh trùng đã được lọc rửa vào buồng tử cung
Kỹ thuật này dành cho các trường hợp tinh dịch đồ bình thường nhưng người vợ lâu quá không có thai hoặc tinh trùng yếu nhẹ, hay yếu vừa. Tỉ lệ thành công của phương pháp trên khoảng 12\%-20\%.
Thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization - IVF)
Phương pháp dành cho các trường hợp tinh dịch đồ kém hay tắc ống dẫn tinh mà không thể mổ nối được (ví dụ bệnh bất sản ống dẫn tinh hai bên). Người vợ phải được dùng thuốc kích trứng và chính khâu này là khâu gây ra các biến chứng như quá kích buồng trứng, xuất huyết trong ổ bụng, trầm cảm và cũng chính thuốc dùng trong khâu này làm chi phí thụ tinh ống nghiệm lên cao, vài chục triệu đồng cho một lần làm thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp này có tỉ lệ thành công khoảng 15\%.
Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (intra cytoplasmic sperm injection - ICSI)
Kỹ thuật này nhằm làm tăng tỉ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm. Tinh trùng không cần bơi đến gặp trứng mà nó được “tóm” lấy và chích thẳng vào trong trứng. Nên dù tinh trùng “lười” không chịu di chuyển nhưng chỉ cần nó sống thì có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Tuy nhiên, chính vì nguyên nhân tinh trùng bị “ép” phải làm trứng thụ tinh, làm dấy lên các lo ngại về những đứa trẻ thụ tinh trong ống nghiệm có thể dễ mắc các dị tật di truyền. Với phương pháp này, tỉ lệ có thai lên đến 30\%-40\%, nhưng khoảng 5\%-10\% trong số đó bị sảy thai. Ngoài ra, các bé sinh ra bằng phương pháp trên dễ có các bệnh bẩm sinh hơn các bé sinh tự nhiên vì tỉ lệ các thai phụ sinh non khá cao.
MẠC NHIÊN (Tổng hợp)
Xem thêm video Xác ướp 1.000 năm tuổi của em bé sơ sinh còn nguyên vẹn