Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phương án nào tối ưu nhất để gỡ "nút thắt" BOT Cai Lậy?

(DS&PL) -

Ngoài ba phương án đã đưa ra trước đó, Tổng cục Đường bộ đang nghiên cứu phương án thứ tư - giữ nguyên trạm thu phí, sau khi dự án thu hồi đủ vốn, trạm sẽ được dời

Ngoài ba phương án đã đưa ra trước đó, Tổng cục Đường bộ đang nghiên cứu phương án thứ tư - giữ nguyên trạm thu phí, sau khi dự án thu hồi đủ vốn, trạm sẽ được dời vào tuyến tránh.

Nhiều phương án mới

Sáng 9/12, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết, cơ quan này chủ trì, phối hợp với tỉnh Tiền Giang nghiên cứu 4 phương án xử lý trạm BOT Cai Lậy trước 17/12. Theo đó:

- Phương án 1: Giữ nguyên trạm như hiện nay, có biện pháp bổ sung (nếu cần thiết) để đảm bảo việc thu giá dịch vụ.

- Phương án 2: Xây dựng thêm trạm trên tuyến tránh, thu giá dịch vụ hoàn vốn đầu tư cho cả tuyến tránh và phần đầu tư trên quốc lộ 1 hiện hữu.

- Phương án 3: Di dời trạm hiện nay về đặt trên tuyến tránh, Nhà nước hoàn trả phần kinh phí đầu tư trên quốc lộ 1 hiện hữu, có thực hiện điều tiết phân luồng giao thông. Trường hợp, phương án tài chính không hiệu quả, tính toán kinh phí cần thiết Nhà nước hỗ trợ để đảm bảo khả thi về tài chính.

Ngoài ra, lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cho biết còn nghiên cứu thêm phương án thứ tư - giữ nguyên trạm thu phí như hiện tại, sau khi dự án thu hồi đủ vốn đầu tư, trạm BOT sẽ được dời vào tuyến tránh. Phương án này được một số chuyên gia giao thông, kinh tế đề xuất. Thời gian thu phí sẽ ngắn hơn và có giới hạn rõ ràng về tuyến đường, mức phí, loại xe cụ thể.

Đồ họa mô tả dự án. Ảnh: báo Dân trí

Về phương án thứ 4 mà các chuyên gia giao thông mới đề xuất, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, các đơn vị có liên quan sẽ tiến hành nghiên cứu, đánh giá và tính toán những ưu điểm và nhược điểm của phương án này.

Theo yêu cầu của Bộ GTVT, các phương án báo cáo cần thu thập đủ số liệu phương tiện các loại, dự kiến phân luồng xe đi trên tuyến tránh và xe đi trên quốc lộ 1 qua trung tâm thị xã Cai Lậy, có ý kiến thống nhất của địa phương; thực hiện đàm phán, thống nhất sơ bộ với nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện, trường hợp xuất hiện phương án khác, chủ động nghiên cứu báo cáo Bộ GTVT.

Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang, Ban Quản lý dự án 8 chỉ đạo, phối hợp các đơn vị tư vấn (Tổng công ty tư vấn thiết kế GTVT, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình 625) tổng hợp số liệu lưu lượng xe, tính toán, dự báo lưu lượng xe qua trạm, kinh phí xây dựng trạm tại vị trí mới và phương án tài chính dự án, báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Về tiến độ thực hiện, Bộ GTVT yêu cầu Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang và Ban Quản lý dự án 8 báo cáo Tổng cục Đường bộ Việt Nam trước ngày 12/12/2017. Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo, đề xuất Bộ GTVT phương án xử lý trước ngày 17/12/2017. Vụ Đối tác công - tư báo cáo lãnh đạo Bộ GTVT trước ngày 22/12/2017.

Chuyên gia nói gì?

Ngoài ba phương án Bộ Giao thông Vận tải đề xuất ngày 4/12, sáng 9/12, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ cho biết, cơ quan này chủ trì, phối hợp với tỉnh Tiền Giang nghiên cứu 4 phương án xử lý trạm BOT Cai Lậy trước 17/12.

Chủ trương của phương án này là giữ nguyên trạm thu phí như hiện tại, sau khi dự án thu hồi đủ vốn đầu tư, trạm BOT sẽ được dời vào tuyến tránh. Phương án này được một số chuyên gia giao thông, kinh tế đề xuất. Thời gian thu phí sẽ ngắn hơn và có giới hạn rõ ràng về tuyến đường, mức phí, loại xe cụ thể.

Theo yêu cầu của Bộ GTVT, các phương án báo cáo cần thu thập đủ số liệu phương tiện các loại (xe tải, xe khách) dự kiến phân luồng xe đi trên tuyến tránh và xe đi trên quốc lộ 1 qua trung tâm thị xã Cai Lậy, có ý kiến thống nhất của địa phương; thực hiện đàm phán, thống nhất sơ bộ với nhà đầu tư. Trong quá trình thực hiện, trường hợp xuất hiện phương án khác, chủ động nghiên cứu báo cáo Bộ GTVT.

Hiện phương án cuối cùng xử lý vấn đề của trạm BOT Cai Lậy vẫn chưa được quyết định và sẽ được nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước và nhà đầu tư. Một số chuyên ra cho rằng cần tính toán nếu phương án giữ trạm để có lợi cho cả 3 bên, hài hoà được lợi ích, trong đó có việc giảm chi phí thì cũng nên cân nhắc.

Tài xế chuẩn bị nhiều tiền lẻ mệnh giá 200, 500... đồng để mua vé qua trạm thu phí. Ảnh: báo VnExpress

Ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, cho biết doanh nghiệp ý thức được việc phải tuân thủ pháp luật, quyết định của cơ quan chức năng. Các phương án xử lý với trạm BOT Cai Lậy Bộ Giao thông đưa ra cần dựa trên tình hình thực tế và định hướng kinh tế vùng. Như vậy sẽ  đảm bảo được cho cả lợi ích địa phương lẫn mới trường đầu tư thu hút doanh nghiệp. 

Với phương án mới này, nhiều chuyên gia giao thông cho rằng “song phẳng” hơn, thời gian thu phí ngắn hơn và giới hạn rõ ràng về tuyến đường, mức phí, loại xe cụ thể.

Theo đề xuất, trạm BOT Cai Lậy vẫn đặt ở vị trí hiện tại và thực hiện thu phí đủ số vốn 300 tỷ đồng mà nhà đầu tư bỏ ra để nâng cấp cải tạo quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy, sau đó thực hiện di dời trạm về tuyến tránh.

Sau khi trạm thu phí được di chuyển về tuyến tránh, phân luồng xe tải từ quốc lộ 1 đi vào tuyến tránh và các phương tiện nộp phí trên tuyến tránh này.

Vũ Hạnh (T/h)

Tin nổi bật