Các biến chứng của bệnh cao huyết áp
Cao huyết áp mạn tính là căn nguyên chính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người mắc. Dưới đây là 5 biến chứng phổ biến nhất của tăng huyết áp.
Biến chứng ảnh hưởng đến tim
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của huyết áp tăng đến tim mạch bao gồm:
- Đau tim hoặc đột quỵ: Huyết áp cao có thể gây ra tình trạng cứng và dày động mạch, dẫn đến đau tim, nặng hơn là đột quỵ.
- Suy tim: Tim tăng cường bơm máu để đáp ứng áp suất cao trong lòng mạch, dẫn đến tim phải làm việc nhiều hơn. Điều này khiến cơ tim dày lên, gây khó khăn cho việc bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu cơ thể, dẫn đến suy tim.
- Phình mạch: Huyết áp tăng khiến thành mạch trở nên yếu và phình ra, tạo thành chứng phình động mạch. Nếu túi phình bị vỡ, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Bệnh động mạch ngoại biên: Các mảng bám tích tụ do tăng huyết áp có thể làm giảm lưu lượng máu đến các động mạch ở chân, gây đau, tê và chuột rút. Bệnh có thể tiến triển gây đau tim, đột quỵ và hoại tử chi.
Biến chứng ảnh hưởng đến não
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây xuất huyết não và nhồi máu não phổ biến. Hiện nay, khoảng 85% đột quỵ là do nhồi máu và 15% còn lại là do xuất huyết trong não hoặc dưới nhện. Tỷ lệ đột quỵ ngày càng cao do số người bị huyết áp nhiều, đặc biệt là ở độ tuổi trên 65.
Huyết áp tăng cũng có thể gây chứng sa sút trí tuệ. Đây có thể là hậu quả của một cơn nhồi máu não do tắc mạch. Các triệu chứng liên quan đến bệnh não do tăng huyết áp như: Đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn. Nếu các bệnh về não không được điều trị có thể dẫn đến hôn mê, co giật và tử vong trong vài giờ.
Biến chứng ảnh hưởng đến mắt
Huyết áp cao có thể làm tổn thương các mạch máu của mắt, làm giảm lưu lượng máu đến cơ quan này, thậm chí vỡ mạch. Tình trạng này được gọi là bệnh võng mạc do tăng huyết áp, dẫn đến chảy máu trong mắt, nhìn mờ, thậm chí gây mù. Huyết áp cao cũng có thể gây tích tụ chất lỏng trong võng mạc, làm hỏng dây thần kinh thị giác và giảm thị lực.
Biến chứng ảnh hưởng đến thận
Huyết áp cao kéo dài là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh thận mạn tính. Khi các mạch máu tại thận bị tổn thương do tăng huyết áp, dẫn đến các chất độc hại và lượng nước dư thừa không được đào thải ra ngoài. Tình trạng ứ nước liên tục càng làm huyết áp tăng kéo dài.
Hội chứng chuyển hóa
Huyết áp tăng là một trong những dấu hiệu để chẩn đoán bệnh lý liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường, tim mạch và đột quỵ.
Đặc biệt, tăng huyết áp và tiểu đường là hai bệnh riêng biệt nhưng chúng có mối quan hệ khá mật thiết với nhau, thường đi song hành với nhau. Khi mắc cả hai loại bệnh này sẽ gây khó khăn trong điều trị.
Tăng huyết áp kéo dài có thể gây phì đại thất trái, nhồi máu cơ tim
Điều trị bệnh cao huyết áp như thế nào?
Để ngăn chặn các biến chứng tăng huyết áp, người bệnh cần duy trì chỉ số huyết áp về gần mức bình thường 120mmHg/ 80mmHg. Các phương pháp điều trị cao huyết áp hiện nay bao gồm:
Điều chỉnh lối sống
Đây là biện pháp không dùng thuốc, có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể ổn định huyết áp bằng cách:
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo chế độ ăn nhiều kali và ít natri.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng.
- Giảm cân hoặc duy trì cân nặng theo chỉ số khối cơ thể.
- Ngừng hoặc hạn chế sử dụng chất kích thích, thuốc lá.
- Tránh nhiễm lạnh đột ngột.
Dùng thuốc tây hạ huyết áp
Nếu như các biện pháp thay đổi lối sống không giúp kiểm soát huyết áp, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc điều trị cao huyết áp. Các thuốc thường được sử dụng bao gồm: Thuốc cường adrenergic, lợi tiểu, chẹn beta giao cảm, chẹn kênh canxi, giãn mạch, ức chế men chuyển, chẹn angiotensin và đối kháng thụ thể mineralocorticoid.
Để ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp có thể xảy ra, người bệnh cần dùng thuốc đúng, đủ và liên tục theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc tây trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đi tiểu nhiều lần, rối loạn cương dương, mệt mỏi, trầm cảm, nhịp tim chậm, rối loạn giấc ngủ,...
Thuốc tây giúp hạ huyết áp nhanh nhưng thường gây nhiều tác dụng phụ
Định Áp Vương - Giải pháp ngăn ngừa biến chứng tăng huyết áp
Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính, việc điều trị kéo dài cả cuộc đời còn lại. Bởi vậy, nếu bệnh không được kiểm soát tốt, nguy cơ gặp phải biến chứng là rất cao. Bởi vậy, để tránh các tác dụng không mong muốn và ổn định huyết áp hiệu quả bền vững, an toàn, nhiều người lựa chọn sử dụng sản phẩm thảo dược. Tiêu biểu là, sản phẩm thảo dược chứa cao cần tây. Cần tây được nhiều nghiên cứu chứng minh về tác dụng đối với bệnh cao huyết áp. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Indonesia năm 2019 cho thấy, cao lá cần tây không chỉ giúp hạ huyết áp mà còn làm giảm lipid máu. Cao cần tây không độc ngay cả khi dùng liều rất cao.
Nắm bắt được điều này, các nhà khoa học đã bào chế thành công sản phẩm mang tên Định Áp Vương chứa cao cần tây và các thảo dược quý khác như: Cao lá dâu tằm, cao hoàng bá, chiết xuất tỏi,... giúp hỗ trợ giảm lipid máu, giãn mạch, giảm huyết áp cao.
Định Áp Vương là sản phẩm đã và đang được các chuyên gia đánh giá cao và người dùng tin tưởng bởi:
- Thành phần từ thiên nhiên, an toàn khi sử dụng.
- Sản phẩm giúp làm giảm độ nhớt của máu, tăng tính đàn hồi của mạch máu, điều hòa nhịp tim, hạ mỡ máu và giảm thể tích tuần hoàn máu, từ đó ổn định huyết áp từ từ.
- Giúp hạ chỉ số huyết áp và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm hiệu quả.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam năm 2021 cho thấy, có đến 92,8% người bệnh hài lòng và rất hài lòng khi sử dụng sản phẩm Định Áp Vương.
Trên thực tế, nhiều người bệnh đã sử dụng Định Áp Vương đã cải thiện được tình trạng huyết áp tăng cao thường xuyên, chẳng hạn như bác Quỳnh (Hà Nội). Mời quý độc giả xem thêm kinh nghiệm ổn định huyết áp của bác Quỳnh sau 3 tháng sử dụng Định Áp Vương.
Chia sẻ của bác Quỳnh về tác dụng của sản phẩm Định Áp Vương
Tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Do đó, bạn hãy thay đổi lối sống, ăn uống và vận động thường xuyên kết hợp sử dụng Định Áp Vương để kiểm soát huyết áp tốt nhất nhé!
Nguyễn Hà
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh