Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phòng không Nga không thể chống tên lửa Tomahawk tấn công Syria?

(DS&PL) -

Khoảng cách từ các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM và S-400 của Nga đặt tại hai căn cứ Tartus và Hmeymim đến Shayrat gần 100 km.

Khoảng cách từ các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM và S-400 của Nga đặt tại hai căn cứ Tartus và Hmeymim đến Shayrat gần 100 km. Do vậy, việc đánh chặn tên lửa là rất khó khăn.

Tin tức báo Tiền phong đăng tải, theo thông báo của Mỹ, các chiến hạm của nước này đã bắn 59 tên lửa Tomahawk (tổng chi phí tương đương 90 triệu USD) vào căn cứ không quân Shayrat của Syria.

Theo chuyên gia Vasily Kashin, với số lượng lớn các tên lửa hành trình như vậy thì không thể bảo vệ căn cứ Shayrat bằng những phương tiện phòng không mà Nga và Syria sở hữu tại khu vực được nêu.

Hệ thống phòng không S-400 của Nga ở Syria. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga

Khoảng cách từ các tổ hợp tên lửa phòng không S-300VM và S-400 của Nga đặt tại hai căn cứ Tartus và Hmeymim đến Shayrat gần 100 km. Tầm bắn tới các tên lửa hành trình bay thấp bị hạn chế chỉ vài chục km.

Bên cạnh đó, khả năng của các máy bay chiến đấu Nga có mặt ở Syria không đủ để đánh chặn cuộc tấn công lớn như vậy, tên lửa phòng không Syria lại yếu.

Báo TTXVN cũng dẫn lời chuyên gia Kashin, người Mỹ biết họ có thể dùng tên lửa hành trình tấn công căn cứ Shayrat vào bất cứ lúc nào mà không gì có thể ngăn cản. Chính vì vậy, quyết định giáng đòn mạnh vào căn cứ Syria nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ mang nhiều tính toán chính trị.

Quan điểm của Bắc Kinh về Syria là rất rõ ràng: Trung Quốc ủng hộ lập trường của Nga đối với vấn đề Syria và phản đối việc sử dụng bạo lực để thay đổi chế độ cầm quyền hiện tại.

Theo chuyên gia Nga, đây là một cách để Tổng thống Mỹ Donald Trump chứng minh sự cứng rắn và cương quyết của ông trước giới lãnh đạo Trung Quốc.

Báo VnExpress đưa tin thêm, Nga biết việc Mỹ phóng tên lửa. Báo chí Mỹ đưa tin Washington đã cảnh báo Moscow ít nhất một tiếng trước khi hành động, quãng thời gian đủ để Nga khởi động radar, di chuyển các bệ phóng di động và điều những đội vận hành tên lửa tốt nhất tới các căn cứ.

Vì thế, theo giới chuyên gia, Tổng thống Putin hoàn toàn có thể bắn hạ loạt tên lửa Tomahawk Mỹ sau đó tuyên bố ông muốn bảo vệ tính mạng cho đồng minh Syria đang chiến đấu chống khủng bố. Ngay cả khi số lượng tên lửa hành trình Mỹ quá lớn, vượt qua khả năng xử lý của những hệ thống phòng không Nga, việc chỉ vài tên lửa bị bắn rơi cũng sẽ trở thành bằng chứng giúp Nga cho thế giới thấy sức mạnh quân sự Mỹ không hề đáng gờm. Ngoài ra, hành động ngăn chặn tên lửa tiềm ẩn ít nguy cơ gây leo thang căng thẳng hơn bởi không phi công Mỹ nào chết hay bị thương.

Vậy nên việc ông Putin quyết định không bắn hạ tên lửa Mỹ nhiều khả năng là một lựa chọn chiến thuật, giới phân tích nhận định. Tổng thống Nga có lẽ muốn truyền thông điệp tới người đồng cấp Syria Bashar al-Assad rằng sự hậu thuẫn của ông cũng tồn tại những giới hạn nhất định.

Trước đó, quân đội chính quyền Syria được cho là đã thực hiện vụ tấn công bằng chất hóa học tại thị trấn Khan Shaikhoun, tỉnh Idlib, Syria, khiến ít nhất 70 người thiệt mạng, bao gồm cả trẻ em.

Trong thế giới quốc phòng, câu hỏi những hệ thống phòng không Nga phát huy hiệu quả đến đâu trong việc khắc chế các công nghệ vũ khí Mỹ luôn gây tò mò, tranh cãi. Nhờ bán các hệ thống mà họ khẳng định có khả năng vô hiệu hóa vũ khí Mỹ, Nga mỗi năm thu về hàng tỷ USD lợi nhuận. Nếu tiến hành ngăn chặn tên lửa Mỹ nhưng thất bại, Nga chắc chắn phải hứng chịu một cú phản đòn chí mạng bởi lúc này cả thế giới sẽ biết những lời quảng cáo mà Moscow đưa ra không thực. Đây dường như cũng là một phần nguyên nhân khiến Tổng thống Putin quyết định không bắn.

"Ông Putin hoàn toàn có thể bắn những tên lửa Tomahawk kia nhưng hành động này không mang lại lợi ích lâu dài về mặt địa chính trị", cây bút Joe Pappalardo từ Popular Mechanics bình luận.

Tin nổi bật