Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phối hợp bắt giữ 7 cá thể tê tê còn sống tại Thanh Hóa

(DS&PL) -

(ĐSPL) - 7 cá thể tê tê bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa bắt giữ dự kiến sẽ bàn giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cúc Phương chăm sóc.

(ĐSPL) - Toàn bộ tang vật gồm 7 cá thể tê tê còn sống bị lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa phát hiện, bắt giữ dự kiến sẽ bàn giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cúc Phương chăm sóc.

Theo đó, vào khoảng 3h30 ngày 15/1, tại Km 380 trên QL 1A, đoạn qua địa phận huyện Tĩnh Gia, tổ tuần tra kiểm soát của Trạm Cảnh sát giao thông 4.1 (CSGT) QL 1A, thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Thanh Hóa phát hiện xe ô tô tải mang BKS: 29C - 024.49 do Dương Quốc Hương (SN 1973), trú tại xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội điều khiển vi phạm luật an toàn giao thông nên yêu cầu dừng xe kiểm tra.

Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có chở một ba lô to, bên trong đựng 7 cá thể tê tê còn sống, có trọng lượng 44kg. Thời điểm này, tài xế Hương không xuất trình được giấy tờ liên quan đến nguồn gốc số tê tê trên.

7 cá thể tê tê bị bắt trên xe tải. Ảnh: D.T

Ngay lập tức, tổ công tác đã lập biên bản và yêu cầu tài xế Hương đưa xe cùng 7 cá thể tê tê trên về trụ sở của Trạm CSGT QL 1A, đồng thời phối hợp với lực lượng Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật. Theo dự kiến, các cá thể động vật sẽ được bàn giao cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở Vườn quốc gia Cúc Phương chăm sóc.

Trước đó, vào chiều 14/1, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ chi (TP HCM) vừa tiếp nhận cứu hộ 30 cá thể tê tê (nặng 129,8kg) từ Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Công an TP HCM (PC49). Trong đó có 3 cá thể bị thương nặng như: mất chân, mất đuôi. Đây là số tang vật được lực lượng chức năng thu giữ của các đối tượng mua bán động vật hoang dã trái phép.

Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Củ Chi tiêp nhận 30 cá thể tê tê. Ảnh: X.L

Theo TTXVN, tê tê là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao do nạn săn bắt, vận chuyển, buôn bán và tiêu thụ trái phép với số lượng lớn. Nhu cầu tiêu thụ vảy và thịt tê tê để làm thuốc đông y và thực phẩm đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam. Việt Nam cũng bị coi là điểm trung chuyển buôn lậu tê tê lớn trong khu vực.

Thống kê của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV) cho biết, từ năm 2012 đến cuối năm 2014, chỉ tính riêng tại tỉnh Hải Phòng, các cơ quan chức năng tỉnh này đã bắt giữ hơn 34,3 tấn tê tê đông lạnh và vảy tê tê.

Tê tê thường bị săn bắt trái phép ở các khu rừng của Việt Nam hoặc bị buôn lậu từ Campuchia và Lào. Hầu hết các cá thể tê tê này đều nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc, một số để phục vụ các nhà hàng ở Hà Nội, TP HCM và một số thành phố lớn trên cả nước.

Video tham khảo: 

Phát hiện mèo vàng Châu Á quý hiếm nhất thế giới

Nguồn tin từ ENV cũng cho biết, từ năm 2005, tổ chức này đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thực thi pháp luật trên cả nước nhằm đấu tranh với các tội phạm về động vật hoang dã. Trong gần 8.000 vụ việc ENV ghi nhận, có 683 vụ việc liên quan đến tê tê. Trong đó, rất nhiều vụ việc được người dân thông báo tới đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã 1800 1522.

Hiện nay, Việt Nam có hai loài tê tê là tê tê vàng (tên khoa học là Manis pentadactyla) và tê tê Java (tên khoa học là Manis javanica). Trên thực tế, cả hai loài tê tê của Việt Nam đều được bảo vệ ở mức độ cao nhất theo quy định của pháp luật, mọi hành vi buôn bán tê tê đều phạm pháp.

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) mà Việt Nam là thành viên cũng nghiêm cấm mọi hành vi buôn bán tê tê và vảy tê tê giữa các quốc gia.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, hai loài tê tê này vẫn thường bị tiêu thụ trong các nhà hàng. Riêng vảy của chúng thường được sử dụng làm thuốc đông y.

Tinmoitruong.vn dẫn lời bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV cho biết: “Người dân đóng vai trò quan trọng trong việc đấu tranh với các tội phạm về động vật hoang dã (ĐVHD). Chúng tôi tin tưởng rằng sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng sẽ giúp bảo vệ tê tê và các loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm khác, đồng thời đưa những tên tội phạm buôn bán trái phép ĐVHD ra trước vành móng ngựa”.

Tin nổi bật