Đóng

Phổ điểm 2025: Hơn 15.000 điểm 10, phản ánh đúng năng lực học sinh

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, đến giờ phút này có thể khẳng định Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã thành công rất tốt đẹp.

Hơn 15.000 điểm 10, phổ điểm chuyển dịch rõ rệt

Chiều 15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Năm nay, cả nước có hơn 15.300 bài thi đạt điểm 10, tăng hơn 4.400 so với năm ngoái. Trong đó, môn Địa lý có tới hơn 6.900 bài thi đạt 10. Tiếp sau là môn Vật lý với 3.930 điểm 10. Môn Lịch sử xếp thứ 3 với 1.518 điểm 10. Môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật có 1.451 điểm 10. Môn Ngữ văn không có bài thi nào đạt mức điểm 10.

Đánh giá về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, trưởng ban đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cho biết cấu trúc và nội dung đề thi năm nay thay đổi hoàn toàn so với các năm trước. Với những thí sinh đã chuẩn bị kỹ lưỡng trong quá trình học tập, ôn tập sẽ đáp ứng yêu cầu của đề thi tốt hơn những thí sinh khác.

Ông Hà cũng cho biết, để việc đổi mới không đột ngột, năm 2024 bộ đã ban hành cấu trúc định dạng của đề thi, công bố đề thi tham khảo để học sinh quen thuộc với cấu trúc định dạng, giáo viên cũng nắm để hướng dẫn học sinh.

Toàn cảnh hội nghị

GS. TS. Nguyễn Tiến Thảo, Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, kỳ thi tốt nghiệp năm nay có một cấu trúc thay đổi, những câu hỏi thực tế. Do vậy chúng ta nhìn thấy là các kỳ thi đều có cùng mục tiêu, đều tiến tới xác định năng lực của học sinh.

"Năm trước, chúng ta có thể từ giải điểm từ 24 - 27, 28, thì phân loại đôi khi còn gây khó khăn cho các mức xét tuyển của thí sinh vì chỉ hơn nhau 0,01 điểm.

Thì năm nay chúng ta nhìn kỹ cái phổ điểm của môn Toán, môn tiếng Anh, ngay cả những cái môn khác như là Sử, Địa, Hóa học, Sinh học đều thấy có cái sự dịch chuyển. Tỷ lệ thí sinh xét tốt nghiệp đều trung vị tôi biết là tỷ lệ không chênh lệch gì so với 2024, tức là mục tiêu để tốt nghiệp đã đạt được hoàn toàn”, ông Thảo đánh giá.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đánh giá, đến giờ phút này có thể khẳng định Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã thành công rất tốt đẹp. Nó đảm bảo các mục đích yêu cầu đề ra.

Theo ông Thưởng, trong nghị quyết của Đảng, của Quốc hội, của Chính phủ, kết luận gần đây nhất của Thủ tướng Chính phủ họp với hội nghị trực tuyến 63 tỉnh thành trước khi sát nhập cũng khẳng định là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay phải đảm bảo ba mục tiêu.

Một là để xét công nhận tốt nghiệp. Ghi nhận tốt nghiệp, ghi nhận kết quả học tập của các cháu 12 năm giáo dục phổ thông.

Cái thứ hai là căn cứ để đánh giá công tác quản lý, công tác dạy học ở phổ thông, từ đó rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh các chính sách cho nó phù hợp. Chính sách từ đầu tư cơ sở vật chất, từ các chương trình đề án để nâng cao chất lượng giáo dục, chính sách cho nhà giáo, chính sách cho học sinh.

Và cái thứ ba là đủ những cái số liệu tin cậy để tuyển sinh vào đại học, xét tuyển sinh vào đại học.

“Đương nhiên để làm được như thế, sẽ áp lực đối với Bộ Giáo dục Đào tạo, đối với các sở, đối với công tác tổ chức kỳ thi. Nhưng mà vì học sinh, chúng ta phải vượt qua nỗ lực đó, vượt qua khó khăn đó", ông Thưởng nói.

Bỏ dần tư duy đánh giá điểm số

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, năm nay thách thức là chúng ta chuyển từ đánh giá kiến thức sang đánh giá năng lực. Cho nên phân biệt độ khó hay độ dễ thì đúng ra nó phải căn cứ vào đấy.

Thứ hai là chúng ta vừa đảm bảo quá trình đã định hướng nghề nghiệp, phát huy hết phẩm chất của học sinh thì tạo cơ hội cho các em lựa chọn môn thi, phát huy hết năng lực của mình. Cho nên có những tỉnh, có những môn chỉ có một em dự thi nhưng các em vẫn được tổ chức thi, mà vẫn giảm được áp lực, giảm tốn kém.

Và khó khăn nhất, lo nhất là môn thi thứ 3, với tổ hợp như thế làm sao công tác phát đề, thu đề phải cực kì khoa học. Cái này trong quá trình làm các thầy cô đã thực hiện rất tốt chỉ đạo của Bộ GD&ĐT là thi thử nhưng vận hành thật và không có một nhầm lẫn nào, thì chúng ta mới tổ chức được được thi 3 tuổi và buổi thi thứ ba là đồng loạt tổ chức thi 16 môn, tính môn ngoại ngữ chi tiết nữa thì là 18 môn.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng

“Quan trọng chúng ta thấy được, học sinh được phân hóa, được phát huy sở trường của mình. Lần đầu tiên các em chọn thi môn Tin học. Lần đầu tiên các em chọn thi môn Khoa học Công nghệ. Lần đầu tiên những em ở vùng miền núi là chọn thi tiếng Anh. Chúng ta rất phấn khởi khi làm được những việc mà đúng như là mục tiêu của giáo dục, theo sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, không bỏ ai ở lại phía sau, phát huy hết năng lực của các em và tạo cơ hội tối đa nhất để các em được thi. Phải nói rõ ràng là rất thành công”, Thứ trưởng Thưởng nhấn mạnh.

Ngoài ra theo ông Thưởng, tỷ lệ tốt nghiệp năm nay đạt  99,21%. Năm 2023 là 99,44%, năm 2024 cũng sấp sỉ và điểm tốt nghiệp chúng ta giảm áp lực bằng cách trọng số chỉ là 50 %. Thế nên tên là kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhưng không phải thi xét tốt nghiệp xong để đó mà chúng ta phải có cách đánh giá quá trình dạy học và điều chỉnh. Cho nên năm nay cũng là năm đầu tiên mà được các chuyên gia đánh giá rất cao là Bộ Giáo dục có điểm hiệu chỉnh chuẩn hóa theo phương pháp tính khảo thí rất khoa học và gần như chính xác tuyệt đối.

Thứ ba nữa là công tác tuyển sinh, rõ ràng với kết quả phân hóa như thế này, những em có điểm là điểm năng lực của các em, điểm sở trường nhất của các em thì các cơ sở giáo dục đại học đầy đủ tin tưởng để tuyển sinh vào đại học.

"Khi có phổ điểm như này thì có lẽ hoang mang không phải là về chất lượng. Qua đây thấy quá trình đổi mới giáo dục phổ thông, cả quá trình dạy học của các thầy cô giáo, trang bị và hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh là phù hợp với chương trình đổi mới. Cho nên chuyên đề này điểm các chuyên gia nói không thấp. Phản ánh như vậy nhưng kết quả không thấp. Điểm trung bình trung vị độ lệch chuẩn vẫn tương đồng vs nhau.

Chúng ta phải mừng cho công tác quản lý của ngành giáo dục nói chung, ghi nhận cả các thầy cô đã nỗ lực đổi mới dạy học, hình thành phẩm chất, hình thành đánh giá năng lực cho các con và đặc biệt là học sinh nỗ lực cố gắng vô cùng. Học sinh phổ thông chúng ta phải chuyển trạng thái rất nhanh, không đột ngột, các con đã thấm từ lâu rồi mà chúng ta lúc nào không hay, khi mà thay đổi hình thức một chút là lo lắng là không như ngày xưa nữa, nhưng mà chúng ta có chất rồi thì không như ngày xưa vẫn là đảm bảo được.

Cái điều này tôi cho rằng là quan trọng nhất, chúng ta không nặng nề quá điểm 9, 10, cũng bỏ dần tư duy đánh giá điểm số đi. Mặc dù nó cũng là những con số định lượng nhưng chỉ là một trong các thông số chứ không phải là tất cả", ông Thưởng cho hay.

Tin nổi bật