Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia: BRT vẫn cần điều chỉnh?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, xe buýt nhanh BRT là một loại hình vận tải mới lạ nên vẫn cần những thứ phải điều chỉnh.

(ĐSPL) -  Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, xe buýt nhanh BRT là một loại hình vận tải mới lạ nên vẫn cần những thứ phải điều chỉnh.

Dự án xe buýt nhanh BRT đã chính thức khai trương ngày 31-12-2016. Sau mấy ngày vận hành xe buýt nhanh Hà Nội (BRT, Bến Kim Mã-Yên Nghĩa) đã cho thấy một vài bất cập khi lượng người dân trở lại hoạt động làm việc sau những ngày nghỉ lễ Tết dương lịch.

Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, trong thời gian đầu, các cơ quan chức năng và các đơn vị khai thác cần phải tuyên truyền vận động, hướng dẫn và giúp đỡ người dân trong quá trình tiếp cận vào bến, lên xe cũng như trong quá trình rời khỏi bến xe của mình.

Ông Khuất Việt Hùng trong ngày trải nghiệm xe buýt nhanh BRT.

“Đây rõ ràng là một phương thức mới phải cần có sự tuyên truyền vận động. Trong quá trình vận hành khai thác thì ngành GT Hà Nội, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vận hành sẽ có những điều chỉnh. Điều chỉnh từ tổ chức giao thông, cung ứng dịch vụ để làm sao đạt được các mục tiêu xe buýt BRT đúng là xe buýt nhanh khối lượng lớn nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn, thông suốt, dịch vụ xe buýt thân thiện với người dân và cảnh quan của thành phố.” – ông Hùng nói.

Vị Phó chủ tịch Ủy ban này cũng nhận định, xe buýt nhanh BRT là một loại hình rất là mới lạ nên vẫn còn những thứ phải điều chỉnh và đó là điều hết sức bình thường ở các quốc gia khác. Cần có sự nỗ lực của cơ quan chức năng và doanh nghiệp kết hợp sự đồng hành của báo chí truyền thông, và quan trọng nhất là sự ủng hộ của người dân thì sẽ có một loại hình vận tải hành khách công cộng mới thuận lợi. Để giúp người dân có một cái lựa chọn vận tải công cộng tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay để phục vụ nhu cầu đi lại của mình. Góp phần làm giảm phụ thuộc vào phương tiện cá nhân, giảm mức độ sử dụng phương tiện cá nhân trên hành lang đông đúc bận rộn trong lòng thành phố. Đồng nghĩa với việc sẽ giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Ông Khuất Việt Hùng cũng nhấn mạnh, nếu xe buýt BRT vận hành đúng với thiết kế kỹ thuật của dự án thì chắc chắn nó sẽ là dịch vụ vận tải công cộng tốt nhất, thuận tiện nhất cho đến khi có những dịch vụ vận tải cao cấp hơn như là đường sắt đô thị.

Theo phương án vận hành xe buýt nhanh BRT, làn dành riêng cho xe buýt sẽ sơn vạch liền kết hợp đinh phản quang để bố trí làn dành riêng cho xe BRT tại các đoạn Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Nút Giang Văn Minh - Cát Linh (chiều dài khoảng 12,2 km).

Các đoạn không bố trí làn dành riêng (xe BRT chạy chung với các phương tiện khác) bao gồm: đoạn Yên Nghĩa - Ngã 3 Ba La; đoạn Giang Văn Minh - Kim Mã và Kim Mã - Giảng Võ (chiều dài khoảng 2,5 km). Ngoài ra, bố trí hệ thống công-son, biển báo, sơn kẻ làn dành riêng cho BRT.

Các nút giao trên tuyến được tổ chức giao thông đi lại bằng hệ thống đèn tín hiệu, điều chỉnh chu kỳ đèn theo nguyên tắc ưu tiên cho hướng vận hành của xe BRT.

Tin nổi bật