Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phim chục tỷ đua nhau xuất xưởng nên mừng hay lo

(DS&PL) -

Gần đây, nhiều bộ phim được đầu tư lên đến vài chục tỷ đồng liên tục ra rạp.

Gần đây, nhiều bộ phim được đầu tư lên đến vài chục tỷ đồng liên tục ra rạp. Điều dễ nhận thấy, chúng được đầu tư kỹ hơn, cảnh đẹp, nhạc hay… những yếu tố dễ ghi điểm với khán giả. Tuy nhiên, không phải dự án chục tỷ nào cũng thành công.

Vài năm trước, khi phim hài nhảm lên ngôi, để chạy theo tiến độ, giảm chi phí, nhiều bộ phim vừa quay vừa được viết kịch bản, bối cảnh nhỏ, không được đầu tư dẫn đến chất lượng phim kém. Do đó, trong một khoảng thời gian dài, giới chuyên môn lẫn khán giả đều thở dài ngao ngán khi nói đến nền . Theo thời gian, những bộ phim kiểu này chết dần và để sống sót các nhà làm phim buộc phải trau chuốt, đầu tư nhiều hơn cho các tác phẩm điện ảnh.

"Em chưa 18" là bộ phim đang giữ kỷ lục phòng vé của điện ảnh Việt.

Thời gian gần đây, phim Việt có nhiều khởi sắc về doanh thu nên nhiều đơn vị mạnh tay đầu tư hơn. Số lượng phim Việt ra rạp ngày càng nhiều. Những bộ phim như “Em chưa 18”, “Cô gái đến từ hôm qua”, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”... đều có bối cảnh đẹp, phim nét, cốt truyện trau chuốt.

Một nhà sản xuất cho biết, các năm trước, mỗi bộ phim chiếu rạp chi phí đầu tư chỉ vài tỷ đồng. Năm 2016, trung bình, mỗi phim “ngốn” từ 5 đến 7 tỷ đồng, hiếm hoi lắm mới có những phim được đầu tư vượt chục tỷ như “Tấm Cám chuyện chưa kể”, “Fan cuồng”. Tuy nhiên, đến năm 2017, bắt đầu có cuộc chạy đua kinh phí trong giới làm phim. Bộ phim nghệ thuật “Cha cõng con” có kinh phí 18 tỷ đồng, “Cô gái đến từ hôm qua” kinh phí 22 tỷ đồng.

Các bộ phim đã được quay, đang trong thời gian hậu kỳ như “Mẹ chồng”, “Lôi báo”... đều có kinh phí đầu tư không hề nhỏ. Mặc dù các nhà sản xuất chưa công bố số tiền đầu tư vì đang trong quá trình hoàn thiện, chưa thống kê và bảo mật kinh doanh, nhưng những người trong giới cho rằng, kinh phí của hai bộ phim này chắc chắn rất lớn. “Mẹ chồng” là câu chuyện xảy ra trong khoảng thời gian giả định từ năm 1945 – 1950 và để phục dựng bối cảnh, trang phục... chi phí bỏ ra sẽ không nhỏ. Bên cạnh đó, với sự góp mặt của những cái tên đình đám như Thanh Hằng, Lan Khuê, Mi Du,... nhà sản xuất cũng sẽ phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ để trả cát-xê.

Trong khi đó, “Lôi báo” của Victor Vũ lại là bộ phim về anh hùng và Vincen Wang được mời làm chỉ đạo võ thuật. Vincen Wang là chỉ đạo võ thuật nổi tiếng của Hollywood góp mặt trong hàng loạt bom tấn như “Tử chiến trường thành”, “Phù thủy tối thượng”... Một người bạn của Victor Vũ chia sẻ, số tiền đầu tư của phim này không dưới 1 triệu USD (khoảng 22 tỷ đồng).

Bộ phim “Cha cõng con” có kinh phí lên đến 18 tỷ đồng.

Victor cũng đang đầu tư bộ phim “Người bất tử” dự kiến ra mắt vào năm sau. Bộ phim có bối cảnh quay trải dài nhất từ trước đến nay, theo kế hoạch phim sẽ ghi hình từ Nam ra Bắc ở nhiều tỉnh thành khác nhau như: Hà Nội, Đồng Nai, TP.HCM, Tiền Giang... Trong đó, Quảng Bình là bối cảnh chính. Bộ phim này đã được Victor ấp ủ 6 năm, hơn 30 lần chỉnh sửa kịch bản và thêm 2 năm đi dọc chiều dài đất nước để tìm địa danh phù hợp. Dự kiến, kinh phí đầu tư cao hơn cả “Lôi báo”.

Không chỉ phim rạp mà mảng phim truyền hình và online cũng đang có nhiều chuyển biến về đầu tư kinh phí. Đặc biệt, cách đây chưa lâu, bộ phim “Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể” có mức đầu tư 2 tỷ đồng. Đây được xem là một kỷ lục. Bởi, mảng phim online từ trước đến nay vẫn được nhiều người lựa chọn sản xuất vì kinh phí thấp, do được chiếu miễn phí trên mạng, khả năng thu hồi vốn không cao. Thế nhưng, Huỳnh Lập đã làm một điều khác biệt. Anh chia sẻ: “Để có tiền làm bộ phim này, tôi đã phải vay mượn khá nhiều. Lúc ấy, tôi cũng không nghĩ có lúc mình lại quyết định táo bạo như thế. Rất may, bộ phim đã thành công”.

Khán giả vẫn thường để ý đến những con số khủng mà không mấy quan tâm đến câu chuyện phía sau đó. Thật ra, làm phim là một canh bạc lớn và không dành cho những người “non tay”.

Tin nổi bật