(ĐSPL) – Xin cho tôi hỏi nếu phát tán ảnh “nóng”, ảnh nhạy cảm của người khác lên mạng Internet thì người phát tán bị xử lý như thế nào?
Hành vi đưa những hình ảnh nhạy cảm của người khác mà không được sự đồng ý của người trong hình ảnh, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người trong hình ảnh hoặc xâm phạm trật tự, an toàn xã hội là có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà có thể bị xử lý hành chính hoặc bị xem xét trách nhiệm hình sự theo quy định, cụ thể:
Nếu hành vi nêu trên xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người trong hình ảnh hoặc xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì hành vi này có thể bị xem xét xử lý quy định của pháp luật hình sự.
Điều 121 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 quy định về “Tội làm nhục người khác” như sau: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Điều 226 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi xâm phạm lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân, xâm phạm trật tự, an toàn xã hội gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 88 và Điều 253 của Bộ luật này;
b) Mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó;
c) Hành vi khác sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet.
Đối chiếu với các quy định của pháp luật nêu trên, nếu người đưa hình ảnh nhạy cảm của người khác (mà không được sự đồng ý của người đó) lên mạng Internet nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người trong hình ảnh thì có dấu hiệu phạm vào “Tội làm nhục người khác” được quy định tại Điều 121 BLHS năm 1999 với mức hình phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Nếu thuộc một trong các trường hợp a) Phạm tội nhiều lần; b) Đối với nhiều người;c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; d) Đối với người thi hành công vụ; đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình, thì người phạm tội có thể bị phạt tù từ một năm đến ba năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Nếu người đưa hình ảnh nhạy cảm của người khác (mà không được sự đồng ý của người đó) lên mạng xã hội nhưng không chứng minh được mục đích của hành động này nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người trong hình ảnh, thì hành vi này có dấu hiệu phạm vào “Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet” được quy định tại Điều 226 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.
Trường hợp hành vi nêu trên tuy xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người trong hình ảnh nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, thì người vi phạm có thể bị xem xét xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tư, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình.
Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định: “1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Video đang được xem nhiều nhất:
[mecloud]N2xZHrm0sv[/mecloud]