Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện tổng cộng 5 cán bộ kê khai “gian” tài sản trên cả nước

(DS&PL) -

Theo báo cáo phòng chống tham nhũng mà Chính phủ đã cập nhật được thì cho đến thời điểm này, số cán bộ kê khai “gian” tài sản bị phát hiện là 5 người.

Theo báo cáo phòng chống tham nhũng mà Chính phủ đã cập nhật được, cho đến thời điểm này, số cán bộ kê khai “gian” tài sản bị phát hiện là 5 người.

Thông tin trên Báo Dân trí cho hay, cùng với những trường hợp sai phạm trong hoạt động kê khai tài sản, thu nhập mới nhất được kết luận như vụ Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái, Chính phủ đã cập nhật vào báo cáo phòng chống tham nhũng.

Báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2017 của Chính phủ do Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu ký trình Quốc hội dành phần dung lượng lớn thông tin về kết quả của việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng.

Trước hết là biện pháp cải cách hành chính, công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đổi mới công nghệ quản lý, báo cáo khái quát, dù việc này đã mang lại nhiều kết quả tích cực nhưng mức độ cải thiện, theo Chính phủ, vẫn còn hạn chế. Vấn đề cấp giấy phép cho hoạt động sản xuất, kinh doanh còn chậm và cần kiên quyết hơn để khắc phục tình trạng giấy phép con trong một số thủ tục hành chính.

Việc kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch cũng được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Qua kiểm tra tại 7.976 cơ quan, tổ chức, đơn vị, đã phát hiện 66 đơn vị có vi phạm.

Từ dư luận phản ánh về "biệt phủ", việc kê khai tài sản, thu nhập của Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Yên Bái đã được thanh tra, làm rõ nhiều sai phạm. Ảnh: Dân trí.

Qua kiểm tra cho thấy vẫn còn tình trạng lạm dụng quy định về bí mật nhà nước để không công khai những nội dung cần phải công khai, minh bạch hoặc thu hẹp đối tượng, hình thức công khai, gây khó khăn cho việc tiếp cận thông tin của người dân và doanh nghiệp.

Cũng liên quan vấn đề này, VOV cho hay, kết quả thống kê của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng cũng cho thấy, trong năm 2017, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã thụ lý điều tra 9 vụ với 34 bị can; thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng.

Điển hình vụ đang xét xử tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương (Oceanbank) gây thiệt hại về kinh tế trên 1.500 tỷ đồng, trong đó, Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Oceanbank nhận và sử dụng gần 279 tỷ đồng… Nhiều cựu lãnh đạo thuộc ngân hàng này bị “triệu tập” thông qua hoạt động chi lãi ngoài cho khách hàng lên đến hàng tỷ đồng. Có thể thấy, chống tham nhũng bằng việc xác minh tài sản thực tế vẫn còn thiếu và yếu.

Theo nhận định của Thiếu tướng Phạm Lê Xuất, Phó Chánh Thanh tra Bộ Công an, chỉ khi có dư luận, qua báo chí kiến nghị, phản ánh thì cơ quan công quyền mới tiến hành xác minh làm rõ nguồn gốc tài sản của đối tượng cần kê khai.

Từ năm 2013, Nghị định số 78 của Chính phủ quy định về minh bạch tài sản, thu nhập là để phục vụ cho công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn hành vi tham nhũng. Thế nhưng, việc kê khai tài sản liệu có trung thực vẫn đang dấu hỏi lớn không chỉ đổi với người dân mà ngay cả trong giới chuyên môn.

Để công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng kịp thời, hiệu quả, cần phải nâng cao tính công khai, minh bạch trong việc kê khai tài sản cá nhân, cán bộ công chức, đối tượng thuộc diện phải kê khai, bởi hầu hết các vụ án tham nhũng lớn đều liên quan đến tài sản.

Hoàng Hà (T/h)

Tin nổi bật