Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện thuốc kháng sinh Pan-Amoclav giả nhập về Việt Nam

(DS&PL) -

Cục Quản lý Dược vừa có thông báo phát hiện kháng sinh Pan-Amoclav giả nhập về Việt Nam.

Cục Quản lý Dược vừa có thông báo phát hiện kháng sinh Pan-Amoclav giả nhập về Việt Nam.

Thuốc kháng sinh Pan-Amoclav giả nhập về Việt Nam

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã yêu cầu cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin đã nêu cần báo và phối hợp với cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý.

Thuốc giả gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khoẻ người bệnh - Ảnh: Minh họa

Thuốc giả Pan-Amoclav 1g có thông tin trên nhãn thuốc là Pan-Amoclav 1g (Amoxicllin & Acid Clavulanic), số lô: 0390618, hạn dùng: 180621, SĐK: VN-23986-17, nhà sản xuất: Panpharma S.A (Z1 Du Clairay-Lutre, 35 133 Forgeres-France), nhà nhập khẩu: Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn.

Pan-Amoclav 1g là kháng sinh kết hợp được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu…

TS Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết, Sở Y tế sẽ tích cực tuyên truyền, đặc biệt là tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về thông tin thuốc giả nói trên để nâng cao cảnh giác của người kinh doanh dược phẩm cũng như người dân.

Thực hiện sự chỉ đạo của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) tại công văn số 21117/QLD-CL ngày 6/11 về việc thuốc giả Pan-Amoclav 1g, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành triển khai thực hiện.

Để đảm bảo sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở y tế công lập trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, các doanh nghiệp kinh doanh thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thấy thuốc có thông tin như đã nêu, khẩn trương thông báo và phối hợp với cơ quan quản lý để có biện pháp xử lý.

Cục Quản lý dược cũng đề nghị các địa phương tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng về thông tin thuốc giả nói trên, nâng cao cảnh giác của người kinh doanh dược phẩm cũng như người dân.

Pan-Amoclav 1g là kháng sinh kết hợp, được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn đường mật, bệnh lậu…

Trong năm 2018, Cục Quản lý dược cho biết đã phát hiện một số kháng sinh, trong đó có cả thuốc nổi tiếng, đắt tiền bị làm giả.

Tác hại của việc sử dụng thuốc giả đối với sức khỏe

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc giả là sản phẩm được gắn nhãn hiệu sai một cách gian dối và có chủ đích về đặc tính hoặc nguồn gốc. Thuốc giả có thể bao gồm sản phẩm với đúng hoặc sai hoạt chất, không có hoạt chất hoặc không đủ hàm lượng hoạt chất hoặc với bao bì giả. Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo mức độ nguy hiểm của thuốc giả trên phạm vi toàn cầu khi mỗi năm trên thế giới có khoảng 200.000 người tử vong do thuốc giả.

Sử dụng thuốc giả sẽ khiến người bệnh tiền mất tật mang - Ảnh: Internet

Thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương cho thấy, thuốc giả đã phát hiện ở nước ta bao gồm cả tân dược và đông dược, cả nhập khẩu và sản xuất trong nước. Rất nhiều loại thuốc chữa bệnh mạn tính hay bị làm giả như thuốc chứa corticoid, thuốc ức chế vi rút, thuốc bột Biolactyl, thuốc viên nén bao phim Chlorpheniramin Maleat. Những loại thuốc đắt tiền như thuốc chữa ung thư, kháng sinh mạnh cũng đã xuất hiện thuốc giả.

Các chuyên gia y tế cảnh báo thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng nếu không may dùng phải thuốc giả thì không những thất bại trong điều trị mà còn tăng độc tính, tăng kháng thuốc và bệnh nhân có nguy cơ cao tử vong. Theo lời một bác sỹ của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị cũng tiếp bệnh nhân bị ngộ độc với các triệu chứng đau bụng kéo dài, sốt không rõ nguyên nhân vì sao. Chỉ đến khi tiến hành siêu âm ổ bụng mới phát hiện trong dạ dày của bệnh nhân có rất nhiều các vỏ thuốc hình con nhộng. Do loại thuốc bệnh nhân uống là thuốc giả nên không được hoà tan như thuốc thật và thứ bột trong trong các viên thuốc giả đã ứ đọng trong dạ dày và gây ngộ độc toàn thân. "Bệnh nhân uống phải thuốc giả không những không khỏi bệnh mà còn rước thêm bệnh. Ngộ độc nhẹ có thể qua khỏi, còn ngộ độc nặng có thể dẫn tới suy thận, suy gan, nhiễm trùng máu và tử vong", vị bác sỹ này cho biết.

Bác sỹ Lê Tuấn Thành, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng với bệnh nhân ung thư thuốc giả có tác hại rất lớn bởi thành phần không rõ ràng, có thể chứa độc chất nào đó đối với cơ thể, hoặc hàm lượng không đủ để đảm bảo khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Bởi một trong những đặc tính của mầm bệnh (tế bào ung thư hay vi khuẩn, nấm…) đó là tính nhờn thuốc, nghĩa là nếu thuốc không đủ nồng độ đến mầm bệnh thì có thể kích hoạt cơ chế thích nghi, do vậy dẫn đến kháng thuốc và người bệnh có thể tử vong.

Hiện nay, việc kiểm tra chất lượng thuốc được tiến hành tiền kiểm và hậu kiểm bởi hai hệ thống: Phòng kiểm nghiệm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc của Nhà nước với 63 trung tâm kiểm nghiệm dược, mỹ phẩm ở các tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh thuốc giả ngày càng tinh vi, phức tạp khiến các cơ quan chức năng khó phát hiện.

Quỳnh Chi

Tin nổi bật