Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cục Quản lý Dược tiếp tục thông tin việc cung ứng vắc xin phòng dại

(DS&PL) -

Cục Quản lý Dược tiếp tục thông báo các thông tin liên quan đến đảm bảo cung ứng vắc xin phòng dại.

Cục Quản lý Dược tiếp tục thông báo các thông tin liên quan đến đảm bảo cung ứng vắc xin phòng dại.

Ngày 11/5/2018, cục Quản lý Dược đã tổ chức cuộc họp với sự tham dự của đại diện Lãnh đạo của bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Cục Y tế Dự phòng), Viện Vệ sinh dịch tễ TW, Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại trên người, đại diện Lãnh đạo một số sở Y tế (Tây Ninh, Trà Vinh, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh), trung tâm y tế Dự phòng Hà Nội và đại diện các công ty nhập khẩu, cung ứng vắc xin phòng dại (Công ty cổ phần Y tế Đức Minh, công ty cổ phần Y tế AMV Group, công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn, VPĐD Sanofi Pasteur) do Lãnh đạo bộ Y tế chủ trì.

Sau khi nghe đại diện các đơn vị trình bày và thảo luận tình hình thực tế số lượng cung ứng, sử dụng vắc xin phòng bệnh dại trên địa bàn các tỉnh, cũng như một số giải pháp để đảm bảo cung ứng đủ vắc xin phòng dại cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân, Lãnh đạo bộ Y tế đã chỉ đạo như sau:

1.1 Vắc xin phòng dại là loại vắc xin chống dịch bị động, không nằm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Do đó, đề nghị các Sở Y tế giao công tác điều phối vắc xin phòng bệnh dại cho Trung tâm Kiểm soát bệnh truyền nhiễm hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố, cần tham mưu Ủy ban nhân dân dành kinh phí cho dự trữ.

1.2 Hợp đồng giữa các cơ sở cung ứng với các đơn vị tiêm chủng cần thể hiện dưới dạng hợp đồng chi tiết, có số lượng, giá từng loại vắc xin và thời gian giao hàng, đồng thời nêu rõ ràng trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

1.3 Các đơn vị tiêm chủng phải có dự trữ số lượng vắc xin tại kho để đủ đáp ứng nhu cầu tiêm chủng trong ít nhất một tháng để đảm bảo không bị gián đoạn khi một loại vắc xin nào đó có vấn đề về nguồn cung.

1.4 Các Sở Y tế có sự phối hợp lẫn nhau trong việc chia sẻ bệnh nhân, lượng vắc xin sẵn có trong những trường hợp cần thiết, nhất là tại nơi có thiếu cục bộ.

1.5 Hợp đồng cung ứng vắc xin dại nên ký với các loại vắc xin của các nhà phân phối khác nhau, không nên chỉ sử dụng một loại vắc xin của một nhà cung ứng ngay cả khi nguồn cung vắc xin đảm bảo để tránh bị phụ thuộc quá lớn vào một nguồn cung nào đó. Trong trường hợp đơn vị tiêm chủng nào có vướng mắc trong khâu đấu thầu, đề nghị báo cáo ngay Lãnh đạo Sở Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh để có thể tiến hành chỉ định thầu vắc xin. Trường hợp cần thiết, đề nghị có văn bản gửi về Cục Quản lý Dược, Vụ Kế hoạch – Tài chính để được hướng dẫn.

1.6 Các nhà sản xuất, nhập khẩu, cung ứng vắc xin có trách nhiệm phải báo cáo kịp thời về Cục Quản lý Dược theo luật các trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ cung ứng vắc xin phòng dại tại Việt Nam như chậm, thiếu hoặc ngừng cung cấp vắc xin.

1.7 Giao Cục Y tế dự phòng:

-  Liên lạc ngay với Trung tâm Kiểm soát bệnh truyền nhiễm hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh để ghi nhận địa phương nào còn, địa phương nào hết nhằm tiến hành điều phối kịp thời giữa các cơ sở.

-  Khẩn trương chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động giám sát, thông tin, báo cáo và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người trên phạm vi cả nước. Phối hợp chia sẻ thông tin về bệnh dịch với Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các đơn vị có liên quan khác theo quy định để phối hợp tiêm phòng cho chó và các biện pháp khác.

-  Tăng cường tổng hợp, dự báo nhu cầu vắc xin phòng dại cập nhật hơn và cụ thể hơn theo từng tháng, từng quý, từng địa phương và có sự chỉ đạo, điều phối lượng vắc xin phòng dại từ các cơ sở tiêm chủng đang còn tồn nhiều sang cơ sở tiêm chủng đang bị thiếu (trong những thời điểm khi tổng nguồn cung trên thị trường bị thiếu hụt tạm thời); khuyến cáo chuyển sang hình thức tiêm trong da để giảm số liều.

1.8 Các công ty nhập khẩu và phân phối vắc xin phòng dại liên hệ ngay với các đơn vị hiện đang thiếu vắc xin để cung ứng ngay lượng vắc xin còn trong kho để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của nhân dân. Đối với vắc xin đã nhập khẩu về, đang chờ Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (NICVB) kiểm định, đề nghị NICVB khẩn trương kiểm định xuất lô để kịp thời phục vụ tiêm chủng.

Cập nhật tình hình nhập khẩu, cung ứng vắc xin phòng dại (căn cứ báo cáo của các công ty nhập khẩu):

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, lượng vắc xin nhập khẩu về là đáp ứng đủ cho nhu cầu tiêm chủng của nhân dân.

Cập nhật kế hoạch cung ứng trong năm 2018 của các công ty:

Theo báo cáo của các Công ty, các công ty cam kết nhập khẩu vắc xin theo đúng kế hoạch, tiến độ đã gửi, cụ thể như sau:

- Vắc xin Verorab: 444.540 liều (căn cứ Công văn số 362/SPC-XNK ngày 10/5/2018 của Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn).

- Vắc xin Ahayrab: khoảng 1.400.000 liều (căn cứ Công văn số 01/CV-ĐM ngày 25/4/2018 của Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh).

- Vắc xin Indirab: khoảng 300.000 liều (căn cứ Công văn số 02/CV-AMV ngày 25/4/2018 của Công ty cổ phần y tế AMV Group).

- Từ đầu năm 2018 đến nay, vắc xin Speeda đã nhập khẩu 2.200 liều; dự kiến giữa tháng 6 nhập khẩu tiếp 4.000 liều và cuối tháng 6 nhập khẩu tiếp 6.000 liều. Nếu các cơ sở tiêm chủng có nhu cầu thì cơ sở tiếp tục nhập khẩu các lô hàng tiếp theo.

Như vậy, khả năng cung ứng vắc xin phòng dại trong năm 2018 cho thị trường Việt Nam là 2.156.740 liều (cao gấp 147% so với tổng số lượng vắc xin phòng dại đã nhập khẩu trong năm 2017 và cao gấp 166% so với số lượng vắc xin phòng dại sử dụng trung bình mỗi năm).

Thu Hà

Tin nổi bật