Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện dấu tích của người Chăm tại Đà Nẵng

(DS&PL) -

Sau gần một tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu tích của người Chăm tại tại thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Sau gần một tháng khai quật, các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều dấu tích của người Chăm tại tại thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).

Đoàn khai quật Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng phối hợp cùng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội khai quật trên nền đất nhà dân rộng hơn 1.000m2 ở thôn Quá Giáng 2, xã Hòa Phước. Sau gần một tháng, nhiều dấu tích của người Chăm được tìm thấy. Tương đối rõ nét là nền một tháp và móng của hai tháp lớn ngay dưới khu đất của hai ông Nguyễn Đợi và Lê Quốc Lập. Sau khi được đào, xúc và quét dọn, đoàn khảo cổ thu được nhiều phần gạch cùng hiện vật giá trị. Ảnh: N.Đ.
Ông Nguyễn Đợi (54 tuổi) cho biết, khi cha mẹ ông còn sống thường dặn phía dưới phần đất này có nhiều tượng cổ, xây nhà phải thận trọng không được làm hư hại. 5 năm trước, ông phát hiện nhiều tượng và trụ đá lớn nên báo cho Bảo tàng Chăm Đà Nẵng đến vận chuyển về nghiên cứu. Gần đây nhất, ông đào đất và phát hiện ra tấm đá lớn có bậc tam cấp. Ảnh: N.Đ.
Ngoài hai vị trí đã phát quang cho thấy phần móng trụ tháp, các thành viên đoàn khảo cổ đo đạc, tiếp tục cho đào thêm vị trí mới ngay bên nhà của ông Lập và phát hiện nền gạch cổ nằm sâu khoảng nửa mét dưới lòng đất. Ảnh: N.Đ.
Việc khảo cổ được tiến hành hết sức tỉ mỉ. Phần đất phía trên được đào lên bằng xẻng, nhưng khi chạm vào nền gạch cổ, phải dùng bay nhỏ cắt từng phần đất bám trên gạch. Ảnh: N.Đ.
Những viên gạch cổ với hình chạm khắc của người Chămpa xưa được quét dọn cẩn thận. Trao đổi với VnExpress sáng 5/8, ông Nguyễn Chiều, giảng viên khảo cổ học ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội nói, việc những viên gạch chạm khắc được xây chung với những viên gạch khác cho thấy người Chămpa xưa đã tận dụng vật liệu của một ngôi tháp cũ bị đổ để xây lên khu tháp này. Ảnh: N.Đ.
"Đây là cứ liệu chắc chắn giúp xác định niên đại của khu tháp này. Vật liệu xây dựng khu tháp này là của ngôi tháp bị đổ thế kỷ thứ X", ông Nguyễn Chiều nói. Ảnh: N.Đ.
Những hiện vật giá trị được đoàn khảo cổ chọn lọc, rửa sạch để ghi lại hình ảnh. Trong đó, nhiều hiện vật có thể ghép lại với nhau cho thấy khu đền tháp khá hoàn chỉnh. Ảnh: N.Đ.
Những tượng, hiện vật bằng sa thạch được xếp riêng một chỗ trong khu đất của ông Lập. Theo đó, có hai phần chóp của tháp góc, hai phù điêu đầu người cầu nguyện trang trí trên tường của khu tháp... Ảnh: N.Đ.
Đặc biệt là đầu phù điêu của thần Siva, mang đậm tín ngưỡng của người Chămpa hơn 1.000 năm trước. Bức tượng với "con mắt thứ 3" ở trán mà theo ông Nguyễn Chiều thì người Chăm tin rằng khi con mắt mở ra sẽ có sức mạnh hủy diệt. Ảnh: N.Đ.
Nhiều người dân và trẻ em trong làng tò mò đến xem khu tháp đang được phát lộ. Theo nhận định của chuyên gia, vùng đất này vốn là khu sinh sống sầm uất của người Chăm xưa. Tuy nhiên, phần vì kinh phí hạn hẹp không cho phép khai thác hết quy mô khu tháp, phần vì điều kiện thời tiết Đà Nẵng sắp vào mùa mưa nên việc khai quật sẽ dừng lại trong tuần tới. Ảnh: N.Đ.
Khối đá lớn là đế của một chiếc cột đào tại khu vực khai quật, được trưng bày lộ thiên đầu làng Quá Giáng 2. Nhiều lần phát hiện tượng cổ nhưng ở đây không xảy ra tình trạng người dân đến lấy tượng về trữ, mà thường được báo cho cơ quan chức năng. Ảnh: N.Đ.

Tin nổi bật