Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện dấu hiệu vi phạm trong xác định nguồn vật liệu cho một số dự án giao thông phía Nam

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Cơ quan thanh tra đã phát hiện một số dấu hiệu sai phạm tại Bộ GTVT và các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp trong việc xác định nguồn vật liệu san lấp để cung cấp cho dự án giao thông quan trọng.

Theo tin tức thời sự mới nhất trên báo Sài Gòn giải phóng, chiều 22/9, Thanh tra Chính phủ có thông báo kết luận thanh tra về việc khai thác khoảng sản làm vật liệu xây dựng tại một số tỉnh phía Nam cung cấp cho một số dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Phát hiện dấu hiệu vi phạm trong xác định nguồn vật liệu cho một số dự án giao thông phía Nam.

Theo đó, cơ quan thanh tra đã thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp để cung cấp cho dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết; dự án thành phần đầu tư xây dựng đoạn Phan Thiết - Dầu Giây và dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu của UBND các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai và Đồng Tháp.

Qua thanh tra, cơ quan chức năng đã phát hiện một số dấu hiệu sai phạm tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương nói trên. Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vì chậm trễ và thiếu sót trong xác định nguồn vật liệu san lấp cho các dự án.

Cơ quan thanh tra cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận kiểm điểm xử lý về chậm trễ trong giải quyết hồ sơ chuyển nhượng và chuyển mục đích sử dụng đất tại các mỏ đất được cấp phép khai thác theo cơ chế đặc thù của Chính phủ.

Đối với tỉnh Đồng Nai, cơ quan thanh tra kiến nghị làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân vi phạm trong việc cho phép thu hồi vật liệu san lấp để cung cấp cho dự án cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.

Với tỉnh Đồng Tháp, kiến nghị làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong gia hạn giấy phép không đúng quy định và việc cấp phép khai thác cát tại địa phương. Thanh tra Chính phủ đề nghị, nếu xác định sai phạm phải chuyển cơ quan cảnh sát điều tra để xử lý.

Trước đó,  tại Kết luận thanh tra số 1896/KL-TTCP ngày 22/8/2023 cũng chỉ ra UBND tỉnh Đồng Tháp gia hạn khai thác cát đối với 12 giấy phép hết hạn sau ngày 1/7/2011 là không đúng quy định.

Theo quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2009 -  2020, tổng diện tích được quy hoạch khai thác cát sông là 72.391.660m2, trữ lượng 173.330.000m3, trong đó cát san lấp có diện tích 54.217.260m2, trữ lượng 104.645.566m3.

Tính đến năm 2022, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 17 giấy phép khai thác cát sông còn hiệu lực hoạt động với trữ lượng được cấp phép là 32.876.048m3 (cát xây dựng 6.325.979m3, cát san lấp 26.550.069m3). Trữ lượng được phép khai thác còn lại là 26.899.416m3 (cát xây dựng là 5.599.819m3, cát san lấp 21.299.525m3).

Qua kiểm tra và theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Tháp, tỉnh không cấp phép khai thác khoáng sản cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn 2 đầu cầu. Cát phục vụ san lấp tại dự án do đơn vị thi công tự hợp đồng với đơn vị trung gian cung cấp vận chuyển cát cho dự án.

Việc cấp và gia hạn giấy phép khai thác cát không đúng đã dẫn đến một khối lượng cát lớn được khai thác và cung ứng ra thị trường.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Qua đó, xem xét, xử lý phù hợp theo quy định đối với các tập thể, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm trong việc gia hạn giấy phép không đúng quy định, việc cấp phép khai thác cát tại các khu vực đã khoanh định thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác nhưng không xác định cung cấp riêng cho các công trình theo quy định.

Quá trình kiểm điểm, xử lý, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan cảnh sát điều tra xem xét theo thẩm quyền, báo Thanh tra đưa tin.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật