Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phát hiện công ty có dấu hiệu trốn đóng bảo hiểm cho người lao động?

(DS&PL) -

(ĐS&PL) “Với việc trốn đóng các loại bảo hiểm thì hiện nay chỉ có mức xử phạt hành chính, với số tiền phạt là thu tiền

(ĐS&PL) “Với việc trốn đóng các loại bảo hiểm thì hiện nay chỉ có mức xử phạt hành chính, với số tiền phạt là thu tiền không vượt quá 75 triệu đồng. Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều công ty chậm nộp bảo hiểm lên đến ngàn tỷ đồng”, luật sư Thái nói.

Xem xét xử lý hình sự với DN trốn đóng bảo hiểm

Từ nhiều năm nay, tình trạng các doanh nghiệp chây ỳ, trốn đóng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) ngày càng có xu hướng gia tăng. Hà Nội hiện là địa phương có số thu BHXH lớn nhất cả nước, nhưng cũng là đơn vị có số nợ lớn nhất. Tính đến ngày 30/6/2019, Bảo hiểm Xã hội TP.Hà Nội ghi nhận hàng loạt trường hợp đơn vị nợ từ vài trăm triệu đến hàng chục tỷ đồng.

Dẫu đầu danh sách “chúa chổm”, là Công ty TNHH May mặc xuất khẩu. Nằm tại KCN Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội), sử dụng 866 lao động, Công ty này đang nợ khoảng 24,5 tỷ đồng (với số tháng nợ lên tới 20 tháng). Đặt trụ sở tại Tòa  (số 2 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa), Tập đoàn này ghi nhận số nợ lên tới gần 18,3 tỷ đồng tiền bảo hiểm đối với 2097 lao động sử dụng (kéo dài trong 7 tháng)…

Hà Nội hiện là địa phương có số nợ BHXH, BHYT, BHTN lớn nhất cả nước

Mặc dù tình trạng nợ đọng có xu hướng gia tăng, với số tiền lớn và diễn ra trong thời gian dài, nhưng việc xử lý vi phạm hành vi trốn, chây ỳ đóng bảo hiểm lại đang gặp nhiều khó khăn, chưa hiệu quả. Trước thực tế này, "liên ngành thu nợ bảo hiểm xã hội" gồm công an, thanh tra, cục thuế, liên đoàn lao động, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội thành phố đang đề nghị xem xét xử lý hình sự đối với doanh nghiệp cố tình trốn đóng bảo hiểm.

Trao đổi trên báo chí, ông Nguyễn Đức Hòa, Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết, "liên ngành thu nợ bảo hiểm xã hội" đang đề nghị Công an thành phố, chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã tiếp nhận hồ sơ các đơn vị, doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến để điều tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp những doanh nghiệp cố tình chây ỳ, trốn đóng bảo hiểm, đề nghị công an, viện kiểm sát, TAND TP Hà Nội xem xét, xử lý hình sự đối với những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Mặt khác, cơ quan bảo hiểm xã hội cũng đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố tiếp tục chỉ đạo công đoàn cơ sở khởi kiện theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trên địa bàn.

Trốn đóng bảo hiểm có thể bị phạt 7 năm tù

Trao đổi với Thương Trường dưới góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Hồng Thái (Giám đốc Công ty luật quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp- Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, mặc dù luật pháp của chúng ta đã có quy định về xử phạt về hành vi trốn đóng bảo hiểm, nhưng tình trạng này vẫn tái diễn và có xu hướng tăng lên.

“Nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chây ỳ, trốn đóng bảo hiểm có lẽ là do chế tài hiện nay của chúng ta chưa thực sự có sức răn đe. Với việc trốn đóng các loại bảo hiểm thì hiện nay chỉ có mức xử phạt hành chính. Mức xử phạt hành chính này cũng chỉ là thu tiền không vượt quá 75 triệu đồng.Trong khi đó, hiện nay có rất nhiều công ty chậm nộp bảo hiểm lên đến ngàn tỷ đồng. 

Mức xử phạt hình sự hiện nay cũng chỉ áp dụng đối với hành vi trốn tránh đóng bảo hiểm chứ chưa có quy định nào về hành vi chậm đóng bảo hiểm. Các doanh nghiệp có thể sẽ lợi dụng việc này để chỉ phải chịu mức xử phạt hành chính. Rồi sau đó, họ vẫn sẽ tiếp tục hành vi chậm đóng bảo hiểm”, luật sư Thái nói.

Theo vị luật sư này, trong danh sách các doanh nghiệp nợ bảo hiểm mà Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội công bố, có rất nhiều công ty nếu đối chiếu với quy định của pháp luật thì đang có dấu hiệu cấu thành tội trốn đóng bảo hiểm.

“Ví dụ với trường hợp Công ty có địa chỉ tại  Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, có số nợ lên tới gần 18,3 tỷ đồng tiền bảo hiểm đối với 2097 lao động sử dụng (kéo dài trong 7 tháng) là đang có dấu hiệu cấu thành tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN theo Điều 216 Bộ Luật Hình sự 2015. Trong trường hợp, nếu sau khi các cơ quan chức năng điều tra và xác định doanh nghiệp này phạm tội thì Công ty trên có thể sẽ bị xử phạt từ 1 tỷ đến 3 tỷ đồng, chủ doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đến 1 tỷ hoặc bị phạt tù từ 2 đến 7 năm’, luật sư Thái nói.

Theo đó, người lao động có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện, cấp quận nơi công ty đó có trụ sở. Tuy nhiên, thực tế thi hành gặp rất nhiều khó khăn như: Chưa đồng bộ giữa các quy định của Luật BHXH, Bộ Luật Lao động, Luật Tố tụng Dân sự...; Khó khăn về khả năng thực tế của các tổ chức công đoàn khi đảm nhiệm nhiệm vụ này; Tòa án khó giải quyết và gần như không muốn thụ lý để giải quyết...Luật sư Thái cho hay, khi công ty nợ bảo hiểm, người lao động có thể khiếu nại hành vi sai phạm của cơ quan. Trong trường hợp đủ yếu tố cấu thành tội, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án theo Điều 201 Bộ Luật Lao động 2012 và c Điểm d Khoản 1 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

“Để khởi kiện doanh nghiệp ra tòa án, cũng có khá nhiều “vướng” mắc khiến việc khởi kiện rất khó khăn. Theo quy định, công đoàn công ty phải đại diện cho người lao động đứng ra khởi kiện chung chứ không thể từng cá nhân một trong tổng số hàng ngàn lao động đứng ra khởi kiện.

Tuy nhiên, theo Bộ luật tố tụng Dân sự, nếu công đoàn khởi kiện thì đây được xem là tranh chấp lao động tập thể, và trước khi khởi kiện, công đoàn và người lao động phải có bước hòa giải. Vì vậy, việc khởi kiện các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng BHXH của người lao động hiện rất khó khăn. Nếu tổ chức công đoàn không tiến hành khởi kiện thì không thực hiện theo quy định của pháp luật”, ông Thái nói.

Theo Thương Trường

Tin nổi bật