Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Pháp luật không cho phép nổ súng trong trường hợp này

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Do nghi ngờ anh Bằng vận chuyển thú rừng trái phép, trong lúc hai bên giằng co chìa khóa xe máy, một cán bộ kiểm lâm đã rút súng bắn đạn cao su vào mồm và mang tai anh Bằng.

(ĐSPL) - Do nghi ngờ anh Bằng vận chuyển thú rừng trái phép, trong lúc hai bên giằng co chìa khóa xe máy, một cán bộ kiểm lâm đã rút súng ngắn bắn đạn cao su vào mồm và mang tai anh Bằng.

Sáng mùng 7/1, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Thuận kiêm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Thuận cho biết: Lãnh đạo hạt Kiểm lâm huyện Tánh Linh đã chính thức đến nhà anh Võ Văn Bằng (37 tuổi, trú tại xã Đồng Kho, huyện Tánh Linh) xin lỗi, thương lượng bồi thường thiệt hại do bị kiểm lâm dùng súng cao su bắn vào vùng mặt.

Trước đó, sáng 27/10/2014, anh Bằng đi xe máy đến nhà anh ruột Võ Viết Tiến mượn 135 triệu đồng để mua đất. Trên đường về, anh Bằng vào thăm nhà một người bạn, thì bị 4 cán bộ kiểm lâm huyện Tánh Linh giật chìa khóa xe máy (vì nghi anh Bằng vận chuyển động vật hoang dã). Trong lúc hai bên giằng co chìa khóa xe máy của anh Bằng, một cán bộ kiểm lâm đã rút súng ngắn bắn đạn cao su vào mồm và mang tai anh Bằng. Nạn nhân bị thương tích nặng, phải đưa đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất.

Hiện trường vụ việc.

Thông tin từ lực lượng kiểm lâm cho biết, hạt Kiểm lâm huyện Tánh Linh đã kiểm điểm trách nhiệm của nhóm kiểm lâm gây hấn với anh Bằng. Theo kết luận ban đầu cho thấy, nhóm kiểm lâm đó đã phối hợp không tốt, không kiểm soát tình hình, nổ súng trong khi làm nhiệm vụ (truy bắt người nghi vận chuyển động vật hoang dã, nhưng không thu giữ được tang vật). Cán bộ kiểm lâm bắn anh Bằng là Nguyễn Văn Châu. Ông này đã đến nhà bị hại xin lỗi và nói chuyện bồi thường thiệt hại. Anh Võ Văn Bằng tâm sự: “Mấy anh kiểm lâm nói thiệt hại bao nhiêu, sẽ bồi thường bấy nhiêu”.

Hiện Công an huyện Tánh Linh đã vào cuộc và đưa anh Bằng đi trưng cầu giám định thương tích. Sau khi có kết quả thương tích, Cơ quan điều tra mới cân nhắc, xem xét ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hay không.

Báo Đời sống và Pháp luật xin giới thiệu bài viết của LS. Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, cán bộ kiểm lâm bắn súng đạn cao su vào mồm và mang tai anh Bằng trong khi thi hành công vụ nếu tỉ lệ thương tích từ 31\% trở lên, sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ. 

Pháp luật không cho phép nổ súng trong trường hợp này

Do nghi ngờ anh Võ Văn Bằng vận chuyển thú rừng trái phép, 4 cán bộ kiểm lâm huyện Tánh Linh đã áp sát, giật chìa khóa xe máy của anh Bằng, dẫn đến chuyện nổ súng bừa bãi trong khi thi hành công vụ.

Tôi cho rằng, việc lực lượng kiểm lâm huyện Tánh Linh bắn 2 phát súng vào mồm và mang tai nghi phạm (anh Bằng) ở cự ly gần là hành vi dùng vũ lực nằm ngoài trường hợp pháp luật cho phép. Nói cách khác, trong trường hợp này, 4 cán bộ kiểm lâm hoàn toàn có thể khống chế một mình anh Bằng, không cần thiết phải nổ súng. Hành vi bắn người của kiểm lâm đã gây thương tích và tâm lý hoảng sợ cho anh Bằng. Mặc dù với động cơ thi hành công vụ, không có tư thù cá nhân, nhưng người bắn anh Bằng đã cố ý dùng vũ khí có độ sát thương cao và trong trường hợp pháp luật không cho phép nổ súng. Do vậy, cá nhân anh ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi gây thương tích cho người khác trong khi thi hành công vụ.

Khi có kết quả giám định tỉ lệ thương tật của anh Võ Văn Bằng từ 31\% trở lên, cơ quan CSĐT hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự cán bộ kiểm lâm nổ súng về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ.

Khoản 1, Điều 107 Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào trong khi thi hành công vụ dùng vũ lực ngoài những trường hợp pháp luật cho phép gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 31\% trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Tin nổi bật