Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phân biệt sởi, sốt phát ban và thủy đậu

(DS&PL) -

Theo các bác sỹ, việc phân biệt đâu là sởi, đâu là phát ban thông thường hoặc thủy đậu sẽ làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viê

Theo các bác sỹ, việc phân biệt đâu là sởi, đâu là phát ban thông thường hoặc thủy đậu sẽ làm giảm đáng kể những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, nhất là biến chứng viêm phổi nặng có thể gây tử vong nhanh chóng.

Theo PGS, BS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, nguyên nhân gây sốt phát ban hầu hết do nhiễm virus thông thường (70 – 80\%), trong đó nhóm virus đường hô hấp luôn chiếm đa số và hầu hết là những virus lành tính.

Còn sởi do virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Bệnh sởi là tình trạng nhiễm virus cấp tính. Sốt phát ban và bệnh sởi đều có biểu hiện như sốt nhẹ hoặc sốt cao 38 – 39 độ C, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vì sốt cao, trẻ đau đầu hay nhức mỏi các cơ bắp, biếng ăn, biếng bú, một số trẻ có thể bị nôn ói hoặc tiêu chảy.

Phát ban thông thường là những ban đỏ nhưng mịn và sáng, ít gồ lên mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.

Còn sởi thì ban xuất hiện ở sau tai trước, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và ra toàn thân. Đặc điểm ban sởi là ban gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da. Khi trẻ bị sởi có thêm dấu hiệu đặc trưng đi kèm là chảy nước mũi, ho và mắt đỏ. Bắt đầu với các triệu chứng ban đầu như sốt nhẹ, sau đó sốt cao 39 - 40 độ C mệt mỏi kèm chảy nước mũi, ho, nổi phát ban.

Có thể nhận biết sớm và phân biệt sởi với bệnh lý khác bằng cách dựa vào các triệu chứng cụ thể. Bệnh thường khởi phát bằng triệu chứng sốt cao kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau: ho, chảy mũi, nổi hạch (cổ, chẩm, sau tai); viêm kết mạc (đau mắt đỏ, mắt lèm nhèm); sưng đau khớp.

Một dấu hiệu nữa để phân biệt sởi với các bệnh lý sốt phát ban khác là với bệnh sởi, các ban đỏ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống dưới chân, tay và rộng ra toàn thân. Vì thế, khi thấy dấu hiệu sốt cao kèm theo phát ban (đỏ toàn thân), có triệu chứng viêm đường hô hấp, viêm kết mạc thì cần nghĩ ngay đến bệnh sởi và phải đến cơ sở y tế khám.

Còn bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở mặt, chi, sau đó lan nhanh ra toàn thân chỉ trong 12 - 24 giờ. Mụn nước có đường kính từ 1 - 3mm, chứa dịch trong. Trường hợp nặng, mụn nước sẽ to hơn hoặc khi bị nhiễm trùng, mụn sẽ có màu đục do chứa mủ.

Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn; ở người lớn thì thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh kéo dài từ 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi khuẩn mụn nước có thể để lại sẹo.

Cách xử trí khi mắc bệnh

Sởi

Đối với những trường hợp mắc sởi nhẹ không cần phải nhập viện mà được hướng dẫn điều trị tại nhà. Người bệnh cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh, nghỉ làm việc, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều… thì lúc đó phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm vắc - xin phòng bệnh sởi. Tất cả những trẻ đã quá lịch tiêm chủng, chưa bị mắc sởi thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm chủng đầy đủ

Thủy đậu

Đối với bệnh thủy đậu thì việc chăm sóc da cho người bệnh là rất quan trọng. Biến chứng nhiều nhất của thủy đậu chính là nhiễm trùng nốt rạ, độ nặng có thể làm nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng sâu sẽ để lại sẹo. Khi nốt rạ bị vỡ, cố gắng không để bệnh nhân gãi vào nhằm giảm khả năng bội nhiễm.

Người lớn và trẻ nhỏ đều cần phải được tiêm vắc-xin để phòng tránh. Nếu chăm sóc tốt bệnh sẽ tự khỏi, bệnh nhân nào có sức đề kháng tốt thì các nốt rạ xuất hiện ít và ngược lại. Việc dân gian cho rằng cần trùm kín để các nốt phát ra nhiều mới mau lành bệnh, đã làm ủ ẩm vùng da có các nốt rạ khiến các mụn nước bị bưng bít, gây mủ và khuẩn trùng.

Tin nổi bật