Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phà Sewol được kéo lên và sự sụp đổ của Tổng thống Park

(DS&PL) -

Thời điểm phà Sewol được vớt lên trùng khớp với việc tổng thống Park Geun Hye chính thức bị phế truất. Vụ chìm phà cũng là sự kiện bắt đầu chuỗi ngày sụp đổ của bà Park.

Thời điểm phà Sewol được vớt lên trùng khớp với việc tổng thống Park Geun Hye chính thức bị phế truất. Vụ chìm phà cũng là sự kiện bắt đầu chuỗi ngày sụp đổ của bà Park.

[mecloud]lWmovn0dwe[/mecloud]

Từ tai nạn hàng hải đến khủng hoảng chính trị

Korea Times nhận định sau khi tổng thống không tỏ được thành tâm muốn trục vớt chiếc phà hay an ủi gia đình các nạn nhân, vụ tai nạn trở thành cuộc khủng hoảng chính trị. Người ta bắt đầu tin rằng bà Park muốn để chiếc phà dưới nước càng lâu càng tốt để tránh các tổn hại chính trị.

Trong 3 năm qua, chính quyền của bà Park đã chậm trễ trong việc trục vớt chiếc phà, mặc cho vẫn còn 9 thi thể chưa được tìm thấy và việc trục vớt sẽ giúp điều tra nguyên nhân phà chìm.

Năm 2015, một tin nhắn từ Kim Young Han, cựu thư ký của bà Park, lộ ra cho thấy cựu chánh văn phòng Nhà Xanh Kim Ki Choon nói trong một cuộc họp hồi tháng 7/2014 rằng không nên trục vớt những thi thể còn lại. Ông cho rằng càng nhiều thi thể sẽ khiến hình ảnh chính phủ xấu đi trong mắt công chúng.

Bà Park, khi đó còn là tổng thống, đến thăm cảng Paengmok, nơi người thân của các nạn nhân đang cắm trại để chờ tin tức về công tác cứu hộ. Ảnh: Yonhap

Những chỉ trích gia tăng khi chính phủ chọn công ty cứu hộ Thượng Hải để đảm nhận việc vớt xác phà, mặc cho công ty Trung Quốc này không có nhiều kinh nghiệm trong trường hợp phà Sewol.

Ban đầu, công ty này đề xuất sử dụng cảng nổi và cần cẩu, nhưng phương án nhanh chóng tỏ ra không phù hợp. Họ chuyển sang cách "nâng kép", đặt hàng chục sợi dây cáp xuống dưới chiếc phà rồi dùng 2 sà lan kéo dây lên, mang theo phà Sewol.

Đây là phương án đã được một công ty khác đề xuất trong quá trình đấu thầu. Khi phương án đầu tiên được công bố, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo nhưng đều bị đội ngũ của bà Park phớt lờ.

Ngoài ra, một bí ẩn vẫn được nhắc lại rất lâu sau vụ chìm phà là việc bà Park ở đâu khi tai nạn xảy ra. Suốt 7 tiếng kể từ khi phà Sewol chìm, Nhà Xanh không thể liên lạc với tổng thống.

Phà Sewol được kéo lên ngày 23/3. Ảnh: Reuters

Bà Park tuyên bố bà đang làm việc ở văn phòng tổng thống và nhận các báo cáo về tình hình vụ chìm phà. Tuy nhiên, không có bất cứ cuộc gọi nào được ghi nhận từ các cộng sự cho bà Park, không ai thật sự nhìn thấy bà vào thời điểm đó. Thậm chí, bài phát biểu của bà 7 tiếng sau đó cũng cho thấy bà chưa thật sự nắm được tình hình.

Bà Park phủ nhận tin đồn mình đang phẫu thuật thẩm mỹ vào thời điểm đó.

Khởi sinh của sự sụp đổ

Quốc hội Hàn Quốc xếp vụ chìm phà Sewol là một trong những lý do luận tội bà, cho rằng bà đã không hoàn thành nhiệm vụ và không thể bảo vệ tính mạng người dân. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp bác bỏ luận điểm này. Lập luận của tòa là sự kém cỏi về chính trị không phải lý do hợp lý để phế truất một tổng thống.

Dù vậy, nhiều người vẫn cho rằng thảm họa chìm phà Sewol là sự kiện thể hiện rõ nhất sự bất lực lẫn cung cách cố hữu của bà Park khi xử lý các công việc nhà nước: từ chối hợp tác với các cộng sự và công chúng, che đậy sự thật và chống lại những người chỉ trích mình.

Nghị sĩ Sim Sang Jung của đảng Công lý nhận định: "Tòa án không liệt kê sự cố chìm phà Sewol là lý do phế truất bà Park, nhưng đây là lý do số 1 đối với công chúng".

"16/4/2014 là ngày bà Park bắt đầu sụp đổ. Bà ấy cố gắng che đậy sự yếu kém vốn không thể che đậy, trốn tránh những trách nhiệm không thể trốn tránh của mình, từ đó dẫn đến sự suy vong chính trị", ông nói.

Tin nổi bật