Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Phá băng lừa đảo hoạt động dưới sự điều khiển “ông trùm” giấu mặt người Đài Loan

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Nhận lệnh của “ông trùm” giấu mặt tại Đài Loan, Liu En Hsiang và Giáp Thị Diễm Thúy cùng nhiều “chân rết” ủ mưu nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường du lịch.

(ĐSPL) - Nhận lệnh của “ông trùm” giấu mặt tại Đài Loan, Liu En Hsiang và Giáp Thị Diễm Thúy cùng nhiều “chân rết” ủ mưu nhập cảnh vào Việt Nam bằng đường du lịch.

“Đổ bộ” xong, nhóm lừa đảo nhanh chóng tìm cách mở rộng mạng lưới, dụ dỗ nhiều người Việt tham gia đường dây. Củng cố, thiết lập xong mạng lưới, theo âm mưu đã định trước, dưới sự điều khiển trực tiếp của Liu En Hsiang, băng cướp 11 tên thu gom tài khoản ngân hàng của người dân sau đó giả danh công an gọi điện thoại cho nạn nhân hù dọa, buộc chuyển tiền tỉ để kiểm tra.

Băng lừa đảo từ bên kia biên giới

Sáng 19/4, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM xác nhận đã bắt giữ 11 đối tượng tham gia đường dây lừa đảo do Liu En Hsiang (26 tuổi, quốc tịch Đài Loan, lưu trú tại khách sạn Ng.L, P.4, Q.5, TP.HCM) cầm đầu. Theo thông tin ban đầu, băng nhóm lừa đảo xuyên biên giới này bao gồm các đối tượng người Đài Loan và 6 đối tượng người Việt tham gia với những vai trò khác nhau.

Tại cơ quan công an, đối tượng Liu En Hsiang khai nhận, đầu tháng 2/2016, y cùng 4 đồng bọn khác nhập cảnh vào Việt Nam theo sự sắp xếp của “ông trùm”.

Tuy nhiên, theo điều tra của cơ quan công an, trước đó, băng nhóm trên đã điều Giáp Thị Diễm Thúy (38 tuổi, ngụ Đồng Nai) từ Đài Loan về nước để “xây dựng” mạng lưới, kế hoạch các vụ lừa chiếm đoạt tài sản người khác. Tại cơ quan công an, Thúy khai nhận, bước đầu y móc nối, dụ dỗ nhóm người thân, cùng quê gia nhập vào đường dây. Nhóm này có nhiệm vụ dụ dỗ người dân cung cấp tài khoản để chuyển về Đài Loan.

Sau khi Thúy đã thành lập xong mạng lưới chân rết gồm Giáp Thanh Đạt (31 tuổi), Đoàn Quốc Hiếu (26 tuổi), Nguyễn Thanh Bình (22 tuổi, cả 3 đều ngụ Đồng Nai); Châu Vĩnh Huy (22 tuổi), Nguyễn Hoàng Huy (21 tuổi, cả 2 cùng ngụ Q.5, TP.HCM) và một số người khác, từ Đài Loan, “ông trùm” giấu mặt của băng lừa đảo tiếp tục cử Liu En Hsiang và Peng Kang-yu (24 tuổi), Lu Shih-wei (24 tuổi), Hsieh Chia-chun (38 tuổi), Huang I-jen (30 tuổi) nhập cảnh vào Việt Nam để trực tiếp điều hành mạng lưới.

Tại TP.HCM, Liu En Hsiang và nhóm đàn em thuê khách sạn, lưu trú dưới dạng khách du lịch. Sau khi ổn định “bãi đáp”, củng cố vỏ bọc, Liu và Thúy nhanh chóng gặp mặt, tổ chức, thực hiện các kế hoạch lừa đảo, chiếm đoạt tài sản mà trước đó cả hai đã hoạch định khi còn ở Đài Loan. Thúy khai nhận để móc nối, phối hợp chặt chẽ với Liu, y đã thu nạp Huy đảm nhận nhiệm vụ thông dịch cho nhóm người Đài Loan kiêm đi thu tiền rút được của các chân rết. Huy cũng là người trực tiếp thu tiền rút được của các chân rết. Ngoài ra, Hiếu, Bình, Hoàng Huy được giao nhiệm vụ chuyển số tiền này cho người Đài Loan.

Nhóm đối tượng giả danh công an Việt Nam lừa đảo bị bắt giữ. Ảnh VTC News

Giả danh công an để lừa tiền

Sau khi củng cố bộ máy lừa đảo, mạng lưới do Liu En Hsiang trực tiếp “chỉ huy” tìm đủ mọi thủ đoạn tìm người mở tài khoản ngân hàng. Các thông tin trên được các thành viên tập hợp chuyển đến Liu. Sau đó, Liu lại tiếp tục sàng lọc, chuyển chúng về Đài Loan. Tại đây, các đồng bọn của đối tượng này từ Đài Loan có nhiệm vụ gọi điện về nhà người dân Việt Nam dưới những vỏ bọc lừa đảo khác nhau. Theo khai nhận của Liu, lúc đầu, bọn lừa đảo sẽ giả danh là nhân viên tổng đài thông báo cước điện thoại với mức cước phí lên đến cả chục triệu đồng.

Nếu các nạn nhân không đồng tình, thắc mắc, phản kháng, băng lừa đảo tiếp tục chuyển các số máy này đến những đồng phạm khác. Tại đây, các đối tượng này ngang nhiên tự xưng là cảnh sát Việt Nam rồi xây dựng những “kịch bản” khác nhau với mục đích dọa nạt, ép nạn nhân phải gửi tiền cho chúng.

Liu khai nhận, các đối tượng có nhiệm vụ giả danh cảnh sát Việt Nam thường đe dọa cho rằng chủ thuê bao có công ty ở nơi khác, vướng vào các băng tội phạm ma túy, rửa tiền, băng nhóm mafia,... Sau đó, băng lừa đảo này sẽ dụ dỗ, hướng dẫn nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản “an toàn” do chúng cung cấp với lý do “để xác minh”.

Theo kế hoạch, chúng sẽ cho người rút số tiền này rồi chiếm đoạt. Với thủ đoạn trên, từ đầu năm 2016, băng nhóm này đã thực hiện trót lọt hơn chục vụ, chiếm đoạt hơn 5 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau thời gian theo dõi, các trinh sát PC46 đã phát hiện hành tung của băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia nói trên.

Đầu tháng Tư, các trinh sát bắt quả tang đối tượng Tuấn (cháu vợ của Đạt), Bảo liên quan đến một phi vụ rút 2 tỉ đồng của một nạn nhân bị lừa. Biết đường dây bị lộ, Thúy, Vĩnh Huy thu dọn đồ đạc, di chuyển nhiều nơi để trốn tránh. Tuy nhiên, trưa 17/4, trong lúc chuẩn bị lên máy bay trở về Đài Loan, nhóm này bị PC46 bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Đang tiếp tục mở rộng điều tra

Đại tá Lê Phước Trường, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM cho biết: “Hiện chúng tôi đang củng cố hồ sơ, điều tra mở rộng để truy bắt thêm những đối tượng liên quan. Các đối tượng trong đường dây lừa đảo này rất manh động. Trong đó, Liu En Hsiang, Peng Kang-yu, Hsieh Chia-chun đều là những tay giang hồ “có số má” tại Đài Loan. Đặc biệt, Hsieh Chiachun nổi tiếng trong băng nhóm vì có 3 tiền án, trong đó có 2 tiền án dùng mã tấu truy sát người khác và chủ nợ. Trong khi đó, Peng Kang-yu cũng được biết đến như “tay chân” đắc lực của ông trùm giấu mặt tại Đài Loan. Từ năm 17 tuổi, y đã manh động nổ súng, truy sát đối thủ”.

NGỌC LÀI – HÀ NGUYỄN

[mecloud]jEMg1WEW95[/mecloud]

Cập nhật các bài viết liên quan tại chuyên mục : An Ninh Hình SựTin báo pháp luật mới

Tin nổi bật