Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

PGS Nguyễn Tiến Dũng phản bác việc cứ dịch mũi trắng đục là dùng kháng sinh

(DS&PL) -

Nhiều bác sĩ khi khám cho bệnh nhân, cứ thấy dịch mũi trắng đục là kê thuốc kháng sinh vì cho rằng nhiễm khuẩn, PGS Dũng đã phản bác lại quan điểm này.

Nhiều bác sĩ khi khám cho bệnh nhân, cứ thấy dịch mũi trắng đục là kê thuốc kháng sinh vì cho rằng nhiễm khuẩn, PGS Dũng đã phản bác lại quan điểm này.

PGS Dũng khẳng định, với những trẻ có dịch mũi trắng đục, không cần phải kê kháng sinh. Các mẹ cần tích cực rửa mũi cho trẻ cũng giúp trẻ phục hồi sức khỏe. Bởi hơi tí mà sử dụng kháng sinh, hậu quả sẽ khôn lường. Việc lạm dụng kháng sinh cho trẻ em đến từ thói quen sử dụng thuốc không theo đơn bác sỹ, coi kháng sinh là thuốc trị bất kỳ bệnh nào của phụ huynh là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng thuốc, đa kháng thuốc như hiện nay. Có nhiều trẻ chỉ viêm đường hô hấp trên nhưng phải sử dụng kháng sinh thế hệ mới với liều cao hoặc kết hợp kháng sinh để điều trị. Đây là nguy cơ lớn đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ em Việt Nam trong dài hạn. Và trách nhiệm thuộc về các bậc phụ huynh cũng như các bác sỹ Nhi khoa.

PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng tại buổi seminar

Trao đổi tại buổi Seminar khoa học chủ đề về Sử dụng kháng sinh toàn và chống kháng thuốc, PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng nhấn mạnh “Kháng kháng sinh có nguyên nhân từ cả người bệnh và thầy thuốc. Nếu thầy thuốc kê đơn thuốc chưa hợp lý sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc. Bệnh nhân, đặc biệt là các bệnh nhi phụ thuộc vào phụ huynh trong việc sử dụng thuốc. Tại Việt Nam, các bậc phụ huynh có thói quen sử dụng thuốc kháng sinh để chữa mọi bệnh cho con, nhà thuốc tự ý bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn. Chính vì vậy, Việt Nam nằm trong các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc cao nhất trên thế giới…”

PGS Dũng cho hay, gen kháng kháng sinh sẽ truyền chéo nếu bị kháng kháng sinh khi chữa đau rằng thì sau này nếu bị bệnh khác như viêm phổi cũng sẽ bị kháng kháng sinh mà không chữa được.

Đồng quan điểm với PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, dược sỹ Nguyễn Bá Nghĩa khẳng định “nếu như bệnh nhi ho, hắt hơi, sổ mũi mà cũng sử dụng kháng sinh do nhà thuốc tự ý bán, chắc chắn lâu dài sẽ gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc bởi vì rất nhiều trường hợp viêm đường hô hấp hoàn toàn không phải do vi khuẩn gây ra, dùng kháng sinh vừa không hiệu quả, vừa tốn kém và gây ảnh hưởng bất lợi tới trẻ.”

Tại buổi sinh hoạt khoa học, Dược sỹ Nguyễn Bá Nghĩa, người có nhiều năm tư vấn sử dụng thuốc cho các đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối tượng Nhi khoa đã cập nhật tới các bác sỹ một giải pháp mới từ châu Âu, sử dụng Ly giải vi khuẩn hô hấp trong tăng cường miễn dịch hô hấp, phối hợp trong cuộc chiến chống kháng thuốc.

Theo ông Nghĩa, “Để hạn chế kháng thuốc kháng sinh, có hai biện pháp bổ sung tốt nhất ngoài việc nâng cao nhận thức và trình độ sử dụng thuốc của thầy thuốc, người tiêu dùng đó là người dân chủ động phòng bệnh bằng biện pháp tiêm vaccine, tăng cường miễn dịch… và chủ động phối hợp điều trị nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh trị bệnh.”

Dược sỹ Nguyễn Bá Nghĩa trao  đổi về phương pháp ly giải tế bào vi khuẩn mới

DS. Nghĩa cũng cho rằng “Hiện nay trên thế giới có nhiều biện pháp khác nhau để phòng bệnh và nâng cao hiệu quả sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, ly giải tế bào vi khuẩn là biện pháp nổi bật và có tiềm năng hơn cả. Các nghiên cứu quy mô lớn trên thế giới đã chứng minh, Ly giải tế bào vi khuẩn thế hệ mới, sử dụng theo dạng ngậm không chỉ tăng miễn dịch đặc hiệu toàn thân mà còn tăng miễn dịch tại chỗ, do đó có tác dụng chống nhiễm trùng hô hấp đặc biệt hiệu quả. Một nghiên cứu tại Cộng hòa Séc trên hỗn hợp có tên Imunostim với Ly giải 3 loại vi khuẩn hô hấp có tác dụng giảm tới 50% nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp cấp tính và giúp nâng cao miễn dịch trong thời gian 3 tháng với 1 tháng sử dụng. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kháng kháng sinh gia tăng nhanh như hiện nay. Điều đặc biệt nữa là hỗn hợp Ly giải vi khuẩn này đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ.”

Thông tin trên được đưa ra tại buổi Seminar khoa học chủ đề về Sử dụng kháng sinh toàn và chống kháng thuốc ở trẻ nhỏ ngày 17/11/2017, tại Khoa Nhi Tổng Hợp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội. Seminar này nhằm hưởng ứng Tuần lễ truyền thông về kháng thuốc 2017 do Bộ Y Tế Việt Nam phối hợp cùng văn phòng WHO tại Việt Nam phát động từ ngày 13/11/2017.

Tin nổi bật