Tại buổi họp nội các Quốc hội hôm 1/11 , Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa nghi phạm vụ tấn công khủng bố ở New York vào nhà tù Gitmo tại Vịnh Guantanamo, Cuba.
Hiện trường vụ khủng bố tại New York 1/11/2017 - Ảnh: CNN |
Kể từ năm 2008, chưa từng có tội phạm nào bị bắt trên đất Mỹ bị thuyên chuyển đến nhà tù này, do quá trình di chuyển phạm nhân đòi hỏi nhiều thủ tục pháp lý phức tạp. Hiện nay, chưa có nguồn tin chính thức nào khẳng định Tổng thống Donald Trump sẽ thực hiện việc này hay đây chỉ là câu trả lời tạm thời của ông.
Về vấn đề nhập cư, Tổng thống Trump đã tỏ thái độ cứng rắn và kiên quyết: "Tôi đang cố gắng chấm dứt chương trình visa nhập cư đa chủng tộc và đã yêu cầu Quốc hội ngay lập tức tiến hành thủ tục xóa bỏ chương trình này. Nó nghe có vẻ hay ho nhưng thực sự thì chẳng có gì tốt". Ngoài ra, theo một số nguồn tin từ Nhà Trắng, các quan chức sẽ nâng cao hơn khung hình phạt đối với loại tội phạm khủng bố.
Toàn bộ những chỉ trích của ông Trump hiện nay đang nhắm đến Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, nhà lập pháp cao cấp tại New York. Ông Schumer hiện là người ủng hộ chương trình visa đa chủng tộc cách đây 27 năm. Sau những bài báo và phát ngôn này, ông Schumer và hàng loạt các nhà lập pháp cũng như thẩm phán khác ngay lập tức lên tiếng phản bác, cho rằng Tổng thống Trump đang “cố gắng chia rẽ nước Mỹ trong tình hình hỗn loạn”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích ông Schumer trên Twitter - Ảnh: Twitter |
Chương trình nhập cư visa đa chủng tộc được đưa ra trước Quốc hội Mỹ vào năm 1990, đạt đa số phiếu ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu lưỡng đảng, và được Tổng thống George Bush thông qua.
Năm 2013, một nhóm 8 nhà lập pháp từng yêu cầu xóa bỏ chương trình này trước những nguy cơ nhen nhóm từ các cuộc khủng bố tại châu Âu, nhưng Hạ viện Mỹ đã bác bỏ. Số liệu thống kê cho thấy mỗi năm chương trình này cấp hơn 50.000 visa nhập cư Mỹ cho các người ngoại quốc trên toàn thế giới.
Chưa đầy 24 giờ sau vụ tấn công, ông Trump đã chỉ trích hầu hết những quan chức từng phê phán chính sách ngừng nhập cư đối với người dân từ một số quốc gia Hồi giáo. Kẻ khủng bố Saipov được kết luận là đến từ khu vực này đã khiến tổng thống Mỹ thêm giận dữ.
Hiện nay, các Đảng viên Đảng Cộng hòa đang gây sức ép với chính phủ của ông Trump, yêu cầu xóa bỏ lệnh bảo vệ hợp pháp với các đối tượng tình nghi khủng bố, trong khi đảng Dân chủ lại đang ca ngợi thái độ cứng rắn và phản ứng nhanh chóng của ông Trump.
Thu Phương (Theo CNN)