Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Trump sẽ chấp nhận việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chấp nhận việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ nếu các cơ quan tình báo có được kết luận chung trong vấn đề này.

(ĐSPL) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ chấp nhận việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ nếu các cơ quan tình báo có được kết luận chung trong vấn đề này.

Trả lời trên kênh truyền hình Fox News gần đây, ông Reince Priebus - người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chọn làm Chánh văn phòng Nhà Trắng - cho biết: "Tôi nghĩ ông ấy sẽ chấp nhận kết luận này nếu như họ (các cơ quan tình báo) làm việc với nhau, đưa ra một bản báo cáo và cho người dân Mỹ thấy họ ở cùng một phía".

Thông tấn xã Việt Nam cho hay, ngày 16/12, truyền thông Mỹ đưa tin Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và Cục điều tra Liên bang (FBI) được cho là đã kết luận rằng Nga tham gia vào việc tấn công hệ thống bầu cử của Mỹ nhằm giúp ông Trump giành thắng lợi.

Trong khi hôm 15/12, hãng NBC News dẫn nguồn tin một quan chức tình báo giấu tên của Washington, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bị cáo buộc tham gia gián tiếp vào các cuộc tấn công mạng gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Mỹ năm nay.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AFP)

Trước đó, ngày 12/12, Điện Kremlin đã bác bỏ một báo cáo mật của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA), trong đó cáo buộc Nga đã cố gắng tác động vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hồi tháng trước.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh báo cáo trên không dựa trên các thông tin xác thực và đáng tin cậy. Ông nêu rõ: "Điều này giống như các cáo buộc hoàn toàn vô căn cứ, không chuyên nghiệp, nghiệp dư, và không liên quan với thực tế".

Trong khi đó, theo Dân trí, bình luận của ông Priebus đưa ra trong bối cảnh chính trường Mỹ “dậy sóng” bởi đánh giá của Cơ quan tình báo trung ương (CIA) cho rằng Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống của nước này nhằm tạo ưu thế cho ứng viên Cộng hòa Donald Trump. Theo đó, Nga bị cáo buộc đứng sau các cuộc tấn công mạng nhằm vào các tổ chức chính trị và các quan chức liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm nay của Mỹ, trong đó có ông John Podesta - người quản lý chiến dịch tranh cử của bà Clinton.

Đánh giá của CIA ban đầu bị cho là vấp phải sự hoài nghi của cộng đồng tình báo, trong đó có Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia. Tuy nhiên, cuối tuần qua, Giám đốc CIA John Brennan cho biết, ông đã nói chuyện với lãnh đạo Cục điều tra liên bang (FBI) và Cơ quan tình báo quốc gia, và đã đạt được sự đồng thuận về đánh giá của CIA.

Ông Priebus cho biết, đội ngũ của ông Trump có thể đồng tình với đánh giá của CIA nhưng hoài nghi về thông tin cho rằng Giám đốc FBI James Comey đồng tình với CIA.

Ngoài tranh luận về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử, ông Priebus cũng bình luận về việc bổ nhiệm nhân sự cho nội các sắp tới của Tổng thống đắc cử Trump. Ông Priebus nói, ông chắc chắn 100% rằng Thượng viện sẽ phê chuẩn việc bổ nhiệm Giám đốc điều hành ExxonMobil Rex Tillerson làm ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ông cũng cho rằng, kết quả cuộc bỏ phiếu đại cử tri diễn ra hôm nay 19/12 sẽ chính thức công nhận chiến thắng của ông Trump.

Điều II, Khoản 1 (Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ)

Theo thể thức mà cơ quan lập pháp ở đó qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ mà bang sẽ bầu ra trong Quốc hội. Nhưng không một thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hoặc một quan chức nào đảm nhiệm chức vụ có lợi tức sẽ được chọn làm đại cử tri.
Các đại cử tri sẽ họp ở bang của mình và bỏ phiếu bầu hai người và ít nhất một trong hai người không phải là cư dân trong cùng một bang với người kia. Họ sẽ lập bản danh sách về những người đi bầu và số phiếu bầu của mỗi người, ký và xác nhận vào danh sách, gắn xi niêm phong và chuyển lên cơ quan Chính phủ Hoa Kỳ, đệ trình lên Chủ tịch Thượng viện. Với sự có mặt của Thượng viện và Hạ viện, Chủ tịch Thượng viện sẽ mở tất cả cứ liệu đã được xác nhận và sẽ đếm số lượng phiếu bầu. Người có nhiều phiếu bầu nhất sẽ là Tổng thống, nếu như số phiếu bầu này chiếm đa số trong tổng số các đại cử tri được bầu ra, và nếu từ hai người trở lên có đa số phiếu bầu và có số phiếu bầu bằng nhau, thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu để bầu một trong những người đó làm Tổng thống. Nếu không người nào có đa số phiếu bầu, thì Hạ viện cũng theo thể thức như vậy, chọn 5 người có số phiếu bầu nhiều nhất trong danh sách để bầu ra Tổng thống. Nhưng trong việc bầu Tổng thống, công việc bầu cử tiến hành ở các bang, hạ nghị sĩ ở mỗi bang có một phiếu bầu. Số đại biểu tiến hành công việc này sẽ gồm một thành viên hoặc những thành viên thuộc hai phần ba số bang và điều cần thiết cho cuộc bầu cử phải gồm đại biểu của đa số các bang. Trong mọi trường hợp, sau khi bầu Tổng thống, người có số phiếu nhiều nhất do các đại cử tri bầu cho sẽ là Phó Tổng thống. Nhưng nếu từ hai người trở lên có số phiếu bầu bằng nhau, thì Thượng viện sẽ chọn trong số đó để bỏphiếu bầu ra Phó Tổng thống.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.
Link nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/constitution

Tổng hợp

Tin nổi bật