Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Trump ký lệnh trừng phạt đối với nhân viên của Tòa án Hình sự Quốc tế

(DS&PL) -

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/6 cho phép tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế và đi lại nhằm vào nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 11/6 cho phép tiến hành các biện pháp trừng phạt kinh tế và đi lại nhằm vào nhân viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).

Trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế. Ảnh: ICC

Theo sắc lệnh hành pháp mới của Tổng thống Mỹ, nước này có thể trừng phạt những cá nhân "trực tiếp tham gia mọi nỗ lực của ICC để điều tra, bắt, giam giữ hoặc truy tố quan chức Mỹ và đồng minh mà không có sự đồng ý của Mỹ hoặc quốc gia đó".

Động thái này diễn ra vài tháng sau khi ICC điều tra liệu các lực lượng Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Afghanistan (giai đoạn 2003-2014) hay không.

Công tố viên ICC Fatou Bensouda cũng đang thúc đẩy điều tra khả năng Israel phạm tội ác chiến tranh chống lại người Palestine, động thái mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Washington "quan ngại sâu sắc".

Mỹ không phải thành viên của ICC và quan chức chính quyền Trump từ lâu đã bác bỏ thẩm quyền của tòa, thực hiện các bước nhằm ngăn chặn điều tra như thu hồi thị thực của công tố viên Bensouda vào năm ngoái.

Công tố viên Fatou Bensouda. Ảnh: Reuters

Phát biểu tại Bộ Ngoại giao hôm 10/6, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng Mỹ không thể và sẽ không đứng ngoài cuộc "vì người dân của chúng tôi đang bị đe dọa bởi một tòa án trá hình". Pompeo cho biết các biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ được xác định theo từng trường hợp, trong khi hạn chế thị thực sẽ bao gồm các thành viên gia đình của những quan chức bị nhắm mục tiêu.

Cùng ngày, ICC sau đó lên tiếng phản đối quyết định của Mỹ, so sánh sắc lệnh của Tổng thống Trump với hành động dọa nạt và ép buộc, đồng thời khẳng định đây là "một nỗ lực can thiệp quy tắc pháp luật không thể chấp nhận được". Tuyên bố đứng về phía nhân viên và quan chức của mình, ICC khẳng định các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ là nước đi mới nhất trong chiến dịch công kích "chưa từng có" nhằm vào tổ chức này.

ICC ra đời năm 2002 theo một hiệp ước của Liên Hợp Quốc và được 123 nước phê chuẩn. Mỹ là nước chỉ trích ICC từ khi tổ chức này được thành lập và là một trong hơn 10 nước không tham gia tổ chức này.

ICC điều tra các nghi phạm để mang lại công lý cho những người phải chịu nạn diệt chủng, các tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh, khi chính quyền các nước không thể hoặc không thực hiện việc truy tố.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật