Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ông Trần Văn Vót được tại ngoại để chữa bệnh lao

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ông Trần Văn Vót vừa được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì bị bệnh lao phổi nặng, đa kháng thuốc, tăng huyết áp, tiên lượng rất nặng.

(ĐSPL) - Ông Trần Văn Vót vừa được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì bị bệnh lao phổi nặng, đa kháng thuốc, tăng huyết áp, tiên lượng rất nặng.

Trao đổi với báo Dân trí ngày 25/12, ông Nguyễn Sơn - Phó Chánh án TAND Tối cao cho biết, ông Trần Văn Vót (Hà Nam) vừa được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, cho tại ngoại để đi chữa bệnh.

Theo ông Nguyễn Sơn, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với ông Trần Văn Vót (SN 1932, ở xã Phú Phúc, Lý Nhân, Hà Nam) do Chánh án TAND tỉnh Hà Nam Trần Hữu Quân ký duyệt.

Ông Vót được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù chung thân về các tội “ Giết người”, “Tàng trữ vụ khí trái phép”, “Gây rối trật tự công cộng”, “ Vi phạm các qui định về quản lý, bảo vệ đất đai” theo Bản án Hình sự phúc thấm số 1030 năm 1994 của Tòa Phúc thẩm - TAND Tối cao tại Hà Nội.

Ông Trần Văn Vót trong quá trình thi hành án (Ảnh gia đình cung cấp)

Thời hạn tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù là 12 tháng tính từ ngày 7/12/2016 đến ngày 7/12/2017. UBND xã Phú Phúc được giao quản lý ông Trần Văn Vót trong thời gian ông Vót được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

Trước đó, Trại giam Nam Hà và VKSND tỉnh Hà Nam có văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân Trần Văn Vót vì bị bệnh lao phổi nặng, đa kháng thuốc, tăng huyết áp, tiên lượng rất nặng.

Như báo Giao thông đã đưa tin trước đó, vụ án xảy ra cách đây hơn 20 năm, bắt nguồn từ mâu thuẫn đất đai giữa 2 làng Thanh Nga và Nhân Phúc (xã Phú Phúc, huyện Lý Nhân, Hà Nam) dẫn tới vụ ném lựu đạn diễn ra vào ngày 29/11/1992 khiến anh Trần Hoa Việt tử vong và 21 người dân khác bị thương.

Cơ quan điều tra xác định ông Vót là người tàng trữ quả lựu đạn và đưa cho Trần Ngọc Thanh để Thanh ném. Tháng 2/1994, ông Vót bị TAND tỉnh Nam Hà (cũ) đưa ra xét xử và tuyên phạt tù chung thân, còn ông Thanh bị tuyên 15 năm tù. Tháng 8/1994, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã tuyên y án.

Tuy nhiên, ông Trần Văn Vót đã liên tục kêu oan suốt hơn 20 năm qua.

Trong phiên thảo luận tại hội trường chiều 28/10 về các báo cáo về công tác của Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng ..., nữ ĐBQH đoàn Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh tiếp tục đề cập đến vụ án của ông Trần Văn Vót (Hà Nam). Bà Khánh là người đã cùng gia đình theo đuổi kêu oan cho ông Trần Văn Vót trong suốt thời gian qua.

Dù mới đây TAND Tối cao đã có buổi họp báo công bố kết luận của vụ án này, theo đó khẳng định ông Trần Văn Vót không bị oan, nhưng ĐB Trần Thị Quốc Khánh vẫn tiếp tục đặt ra những tình tiết khiến bà còn băn khoăn về vụ án. Nữ ĐB đề nghị Quốc hội thành lập đoàn giám sát, có sự tham gia của các ĐBQH để cùng vào cuộc làm rõ những điều còn băn khoăn trong vụ án này.

Cũng theo báo Dân trí, liên ngành đã xem xét hồ sơ tiền tố tụng với hơn 3.000 bút lục ở Bộ Công an và gặp lại toàn bộ nhân chứng đã trả lời phỏng vấn trên các báo đài. Qua đó phát hiện các nhân chứng trong vụ án đều có lời khai không phù hợp với lời khai lưu trữ trong hồ sơ hoặc tại hiện trường.

Từ đây, các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương kết luận: các căn cứ mà tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm áp dụng để kết tội Trần Văn Vót và Trần Ngọc Thanh về tội “Giết người” là có căn cứ, đúng pháp luật, không oan.

Điều 93. Tội giết người (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009):

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a)  Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g)  Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h)  Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i)  Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k)  Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n)  Có tính chất côn đồ;

o)  Có tổ chức;

p)  Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

 (Tổng hợp)

Tin nổi bật