Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ô tô lấn làn buýt nhanh BRT bị phạt tới 1,2 triệu đồng

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Ô tô cố tình đi vào làn xe buýt nhanh sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt từ mức 800.000-1.200.000 đồng từ 1/1/2017.

(ĐSPL) – Ô tô cố tình đi vào làn xe buýt nhanh BRT sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt từ mức 800.000-1.200.000 đồng từ 1/1/2017.

Tại làn đường dành cho xe buýt nhanh đều có biển cảnh báo, phía dưới có vạch sơn kẻ đường. Trong trường hợp xảy ra ùn tắc, người điều khiển giao thông có quyền cho các phương tiện đi vào làn xe buýt nhanh để giải tỏa ùn tắc, giảm áp lực giao thông.

Tuy nhiên khi hai làn bên cạnh làn xe buýt nhanh thông thoáng mà các phương tiện vẫn cố tình đi vào làn xe buýt nhanh thì sẽ bị cảnh sát giao thông xử phạt. Tại các nút giao, nhà chờ đều có lắp hệ thống camera giám sát, lực lượng chức năng sẽ căn cứ hình ảnh ghi lại để phạt nguội.

Theo Nghị định 46, nếu người điều khiển ôtô chạy vào đường cấm, đường ngược chiều, chạy sai làn, trên vỉa hè sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng.

Ô tô lấn làn buýt nhanh BRT sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng. 

Như tin đã đưa, về phương án phân luồng xe buýt nhanh ở Hà Nội hoạt động từ 1/1/2017, có lộ trình nhưa sau: xe buýt nhanh BRT chạy trên làn riêng tại các đoạn Ba La – Quang Trung (Hà Đông) – Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Đường trục Bắc Hà Đông – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Láng Hạ - Giảng Võ – Núi Giang Văn Minh – Cát Linh.

Các đoạn không bố trí làn danh riêng (xe BRT chạy chung với các phương tiện khác) bao gồm: đoạn Yên Nghĩa – Ngã 3 Ba La; đoạn Giang Văn Minh – Kim Mã và Kim Mã – Giảng Võ.

Phương án tổ chức giao thông tại các điểm quay đầu hiện có như sau: Thực hiện đóng điểm quay đầu trước cửa Triển lãm Giảng Võ cũ trên đường Giảng Võ, mở điểm quay đầu thay thế tại ví trí trước số nhà 215 Giảng Võ.

Được biết, hệ thống xe buýt nhanh Hanoi BRT do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội triển khai xây dựng.

Tuyến Xe buýt nhanh Hanoi BRT có chiều dài khoảng 14,7km, với 21 nhà chờ (12 nhà chờ 4m và 9 nhà chờ 5m), 01 trạm chung chuyển bến xe Kim Mã, 01 trạm đầu cuối Yên Nghĩa, 04 cầu đi bộ tiếp cận nhà chờ và 01 trạm sửa chữa, bảo dưỡng trong bến xe Yên Nghĩa. Tuyến sẽ sử dụng loại xe buýt 12m.

Điều 28. Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt (Thông tư Số: 18/2013/TT-BGTVT)

1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo quy hoạch mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn của hai hoặc ba tỉnh, thành phố, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt, nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện, sau khi có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (hoặc cơ quan được ủy quyền) có liên quan.

2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt:

a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;

b) Số hiệu tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);

c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến (không dưới 12 giờ trong một ngày);

d) Nhãn hiệu, sức chứa của xe hoạt động trên tuyến;

đ) Giá vé.

3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Tin nổi bật